14 Chương 14 - Cuộc xô xát ở Đền Thờ
Chương 14
Cuộc
xô xát ở Đền Thờ
Một khúc rẽ
rõ rệt đã xảy ra trong cuộc đời Đức Giêsu, mặc dù nó hơi bí hiểm. Các Phúc âm
cũng như các truyền thống không quan tâm lắm đến nguyên do và thành quả trong
lịch sử, nhưng tất cả đều cho thấy hoàn cảnh có thay đổi, nhưng thay đổi hiểu
theo nghĩa thần học hơn là lịch sử. Mỗi phúc âm gia muốn chúng ta hiểu rằng sự
chống đối Đức Giêsu do các người lãnh đạo Dothái giáo đã đến cùng độ và lòng
mong muốn một Vị Cứu Tinh của nhiều người cũng đều nhắm vào Đức Giêsu; trong
khi đó thì ngài lại rút lui vào một nơi cô quạnh với các môn đệ, để huấn luyện
các ông và chuẩn bị đến Giêsrusalem chịu chết.
Về phương
diện lịch sử, làm sao giải thích được việc Đức Giêsu đột nhiên trở thành nổi
tiếng. Những hoạt động và lời giảng dạy của Đức Giêsu gây tiếng vang lớn. Nhưng
làm sao biết ngài có mục đích gì để cả nước phải lo lắng đến độ nhà cầm quyền
nuốn bắt ngài trong khi dân chúng lại muốn tôn ngài làm vị vua Cứu Tinh? Tại
sao ngài phải ẩn lánh và trốn tránh? Tại sao ngài biết chắc rằng ngài và những
kẻ theo ngài sẽ phải chết cách khủng khiếp?
Ngành khảo cứu
Thánh Kinh đã cho chúng ta câu giải đáp rất thích đáng. Học giả Etienne Trocmé
trong một bài viết về Đức Giêsu trong tạp chí New Testament Studies 15
(1968-69) và sau đó đã xuất bản một quyển sách với nhan đề Jesus as Seen by His
Comtemporaries, dẫn chứng rằng cuộc xô xát ở Đền Thờ đã không xảy ra trong tuần
cuối cùng của cuộc đời Đức Giêsu nhưng trong một lần trước đó. Theo lược trình
của Mátcô thì mọi diễn tiến trong cuộc đời Đức Giêsu tại Galilê đều xảy ra
trước các biến cố ở Giêsrusalem. Luca, Matthêu và các học giả Kinh Thánh sau đó
cũng nhầm lẫn theo lược trình này. Trong khi Gioan thì theo lược trình riêng
của mình mà thuật lại các biến cố đều xảy ra ở Giuđa và Giêrusalem, và đặt cuộc
xô xát ở Giêrusalem ngay vào lúc đầu của hoạt động của Đức Giêsu. (2:13-23).
Gioan không quan tâm lắm đến vấn đề niên đại như Mátcô, nhưng khi ông đặt cuộc
xô xát ấy vào ngay lúc đầu thì cũng đủ cho thấy rằng không nhất thiết nó phải
gắn liền với chuyến đi Giêrusalem của Đức Giêsu; biến cố đó tự nguyên thuỷ
không thuộc bài thương khó.
Nên biết rằng
Đức Giêsu đi đến Giêrusalem nhiều lần từ Galilê và ngài có các môn đệ ở
Giêrusalem, Giuđêa cũng như Galilê. Học giả Tromé dẫn chứng rằng cuộc xô xát ở
Đền Thờ đã xảy ra trong một chuyến đi Giêrusalem sớm hơn và như thế ông đã đưa
ra được một gạch nối mà các sách Phúc âm Nhất lãm không nói đến. Biến cố đó dã
làm cho Đức Giêsu nổi tiếng và được bàn tán khắp nước. Việc gì đã xảy ra ở
Giêrusalem?
Cái gọi là «thanh tẩy» Đền thờ không phải là một
cuộc đảo chánh hay chiếm cứ Đền thờ trước khi chiếm cả thành Giêrusalem như một
số tác giả nghĩ. Đàng khác, nó cũng chẳng liên can gì đến việc tế tự hay các
nghi thức của Đền thờ. Nó cũng chẳng liên quan gì đến việc dân chúng đang mong
đợi một vị Cứu Tinh đến để thanh tẩy trong ngày tận thế. Đức Giêsu hành động ở
sân dành cho những người ngoại đạo chứ không phải nơi thánh dành cho tế tự.
Ngài hành động vì các con buôn và những người đổi chác tiền bạc. Nói cách khác,
mối quan tâm của ngài, như chúng ta cũng đoán được từ trước tới nay, là không
phải để nắm quyền hay làm nghi lễ thanh tẩy. Mối quan tâm của ngài là việc lạm
dụng tiền bạc và buôn bán.
Nhiều tài
liệu khác ngoài các Phúc âm cũng cho biết có việc bán chác súc vật tế tự trong
sân Đền thờ. Các con buôn cũng lợi dụng nhu cầu súc vật tế tự mà lên giá cả,
đôi khi cũng quá cắt cổ. Những người đổi chác tiền bạc cũng thủ lợi cho mình.
Mỗi người đàn ông Dothái phải tiêu phí một số lợi tức của mình ở Giêrusalem, và
phần đông những người Do thái hành hương cũng đem về nhiều ngoại tệ.
Đó là những gì
Đức Giêsu thấy ở Đền Thờ làm cho ngài tức giận. Những toà nhà và hành lang lớn
không làm loé mắt ngài (Mc 13:1-2), và ngài cũng không mấy quan tâm dến nghi
thức lễ lạc. Nhưng ngài lại chú ý đến bà goá dâng cúng đồng tiền cuối cùng của
bà (Mc 12:41-44), cũng như việc dân chúng bị bóc lột kinh tế vì lòng đạo đức
của họ. Những con buôn và những người đổi chác tiền bạc quả là thờ phượng
Mammon thay vì Thiên Chúa - với sự đồng ý và có thể cũng vì lợi lộc của các
giáo sĩ trưởng phụ trách Nhà Thiên Chúa.
Đức Giêsu
nhứt định phải làm một cái gì về việc này. Vì lòng từ bi đối với nhừng người
nghèo và người bị đàn áp mà ngài trở nên giận dữ.
Theo Mátcô
thì Đức Giêsu đã lưu ý điều đó vào một buổi chiều, nhưng vì muộn quá nên ngài
không làm gì (11:11). Vì thế mà ngày hôm sau ngài trở lại, có lẽ cũng có một số
người theo ủng hộ ngài. Nếu không thì làm sao ngài đuổi nổi những con buôn và
những người đổi tiền cứng đầu đó được. Như thế thì hành động của ngaì có chuẩn
bị trước. Không phải là một hành động nhất thời mà về sau sẽ phải hối hận.
Đức Giêsu và
những người ủng hộ ngài đã đuổi các con buôn và những người đổi tiền ra khỏi
sân Đền thờ. Theo Gioan, Đức Giêsu dùng một dây roi (2:15). Những người theo
ngài có roi hay giáo mác gì không? Chúng ta không thể biết được.
Đức Giêsu
cũng đã đặt quân canh ở các cổng vào sân Đền thờ , không những để ngăn không
cho các con buôn trở lại nhưng cũng để không cho ai đi băng qua sân Đền thờ (Mc
11:16). Sân Đền thờ là lối đi tắt để giao hàng từ bên này qua bên kia thành
Giêrusalem.
Hành động này
có thể đã gây nên náo động lập tức. Tại sao cảnh sát Đền thờ hoặc đơn vị lính
chiến Lamã ở pháo đài trông xuống Đền thờ đã không can thiệp? Có phải họ sợ can
thiệp bằng vũ khí có thể gây nên xáo trộn chăng ? Hay là họ có can thiệp? Có
vài tác giả nghĩ rằng Đức Giêsu và các môn đệ của ngài đã dùng cảnh sát Đền thờ
và có thể cả đơn vị Lamã để tranh đấu và làm chủ tình hình. Nhưng điều này
không thể có được, không những vì nó đi ngược lại với những gì Đức Giêsu đã nói
và hành động cho đến lúc ấy và cả về sau nữa, nhưng nếu có thì nhà viết sử
Josêphu đã ghi lại trong biên niên vì đó là một biến cố chính trị và quân sự
rất quan trọng.
Hình như cảnh
sát Đền thờ có can thiệp, nhưng chỉ để duy trì an ninh cho đến lúc các giáo sĩ
trưởng và các kinh sư đến dàn xếp. Nói cách khác, Đức Giêsu không chống lại
cảnh sát và họ cũng không bảo phải để các con buôn và những
người đổi
tiền trở lại sân Đền thờ. Quyền đuổi các con buôn phải được thương lượng với
các viên chức Đền thờ, như được ghi lại trong các Phúc âm Nhất Lãm và Phúc âm
Gioan khi họ đòi ngài làm một dấu lạ.
Ông có quyền
gì mà làm thế đó? Ai cho ông quyền đó? (Mc 11:28)
Cho chúng tôi
thấy dấu lạ nào cho phép ông làm những cái đó? (Gio 2:18)
Tất cả đều
tùy thuộc vào câu trả lời của ngài. Ngài không có thẩm quyền nào trong tổ chức
và ngài cũng không lấy danh Thiên Chúa mà hành động như các ngôn sứ có lẽ đã
làm. Các giáo sĩ trưởng, các kinh sư và kỳ lão đã không muốn tranh luận về phép
rửa của Gioan Tẩy giả. Cũng vậy, Đức Giêsu cũng không muốn tranh luận về thẩm
quyền của ngài. Những gì ngài làm là phải hay trái thì không thể nại đến một
thẩm quyền nào đề xét xử. Hành động của ngài phải được xét theo lý lẽ của nó.
Dấu lạ không cần thiết ở đây. Các biến cố tương lai (Đền thờ mới hay «vương quốc» hay «Con người») chứng minh rằng ngài đúng.
Trong khi
giảng dạy ở Đền thờ vào dịp này hay trong một lần khác ở Giêsrusalem, chắc ngài
đã nói đến tai ương sẽ xảy ra, đó là thị xã và Đền thờ sẽ bị tiêu hủy, và «vương quốc» là «Đền thờ» mới. Nói cách khác, ngài đã rao giảng theo cùng một phương
thức: hãy cấp bách thay lòng (metanoia), nếu không thì hậu quả sẽ rất khủng
khiếp, và nếu thay lòng thì sẽ có được một Đền thờ mới hay cộng đồng mới. Tuy
nhiên họ nghe ngài nói cũng như nghe các ngôn sứ khi xưa, họ nghĩ rằng ngài chống
lại Đên thờ, thị xã và quốc gia và hứa hẹn viễn vông về một Đền thờ mới trong
một tương lai rất gần.
Điều làm cho
chính quyền lo ngại hơn nữa là Đức Giêsu tạo nên ảnh hưởng đối với dân chúng và
một số đông tin nghe theo con người Galilê táo bạo này, con người mà chính
quyền chưa hề nghe biết cho đến khi xảy ra xáo động trong sân Đền thờ. Đột
nhiên Đức Giêsu trở thành một nhân vật quan trong quốc gia và những người lãnh
đạo trong dân chúng nghĩ phải làm gì để đối đầu với ngài.
Các biến cố
đưa đến cuộc hành quyết của Đức Giêsu được kể lại một cách rất lộn xộn. Nhưng
nếu chỉ dựa vào những gì có giá trị thu lượm được, thì chúng ta cũng có thể nói
rằng một thời gian sau biến cố Đền thờ và trước khi Đức Giêsu bị bắt, ít nhất
cũng có một số nhân vật trong chính quyền âm mưu tiêu diệt ngài.
Gioan thuật
lại cuộc âm mưu (11:47-52) mà trong đó linh mục thượng phẩm là Caipha, trong
một cuộc họp với các giáo sĩ trưởng và một số người Pharisêu, đã xác quyết: «Thà một người chết ... còn hơn là cả quốc
gia bị tiêu diệt» (11:50).
Những chi
tiết của cuộc họp này (11:67-52) như Gioan kể lại, không có mục đích tường
thuật một cách xác thực những gì đã xảy ra ở đó. Tuy nhiên âm mưu tiêu diệt Đức
Giêsu thì quá rõ ràng, vì ba Phúc âm kia cũng nói đến nó (Mc 14:1-2; Mt
26:3-5); Lc 22:2) và trong một lúc nào đó Đức Giêsu đã phải lẫn tránh.
Đức Giêsu
phải biết họ đang tìm cách bắt ngài. Không lâu sau biến cố Đền thờ, ngài rút
lui vào bóng tối để lẫn tránh (Gio 8:59; 10:39; 12:36). Ngài không còn đi lại
cách công khai được nữa (Gio 11:54) và bắt buộc phải bỏ Giêrusalem và Giuđêa
(Gio 7:1)
Nhưng ngài
cũng không được an toàn ngay cả ở Galilê, vì Hêrốt cũng muốn tìm giết ngài (Lc
13:31; Mc 6:14-16). Ngài không còn đi lại cách công khai trong các làng mạc ở
Galilê (Mc 9:30). Vì thế ngài phải đi lang thang với các môn đệ ở ngoài xứ
Galilê: bên kia bờ hồ, trong miền Tia và Xiđôn, ở Đêcapôli và vùng lân cận
Xêdarêa-Philíphê (Mc 7:24, 31; 8:22,27). Có một lần ngài trở lại bên kia sông
Giođan (Mc 10:1; Mt 19:1; Gio 10:40). Những chi tiết địa lý ở đây không hẵn là
đúng cả. Nhưng điều chắc chắn là Đức Giêsu đi lang thang như một người chạy
trốn và bị lưu đày.
Sau đó khi
trở lại Giêrusalem, ngài đã phải đi cách bí mật. Ngài bảo các môn đệ đi gặp một
người mang một bình nước. Các ông phải theo người ấy đến nhà một người sẽ chỉ
cho các ông căn phòng để mừng lễ Vượt Qua (Mc 14:12-16). Khi ở Giêrusalem, Đức
Giêsu nghỉ đêm bên ngoài thành phố, tại Bêtani (Mc 11:11; 14:3), Êphaim (Gioan
11:54) hoặc Giếtsêmani (Mc 14:31). Ban ngày thì ngài trà trộn trong dân chúng ở
sân Đền thờ (Lc 21:37l38), Ngài biết rằng họ không dám bắt ngài giữa đám đông
đang tụ tập mừng lễ «sợ dân chúng náo
động» (Mc 14:2; Lc 20:17.
Biến cố Đền
thờ đã bắt buộc Đức Giêsu và các môn đệ phải thay đổi hành động, chẳng hạn như
việc mang giáo mác.
Đức Giêsu bảo
các môn đệ, «Khi tôi sai các anh ra đi
không bao không bị, không dép, các anh có thiếu thứ gì không?» «Không», các ông đáp. Ngài bảo các ông: «Nhưng bây giờ nếu các anh có bị, thì mang
đi; nếu có bao, thì cũng vậy; nếu không có gươm, thì bán áo mà mua.» (Lc
22:35-36)
Thoạt đầu,
các ông sống nhờ vào sự thân thiện và hảo tâm của dân chúng. Giờ đây vào lúc
nguy nan, không còn biết ai có thể tin được. Các ông đang bị lùng bắt. Các ông
có thể bị nhận diện bất cứ lúc nào và sẽ bị bắt. Các ông phải chuẩn bị gươm
giáo để tự vệ!
Chúng ta
không biết Đức Giêsu và các môn đệ chạy trốn trong vòng bao lâu. Nhưng chúng ta
biết ngài đã lợi dụng cơ hội đó để giáo huấn các ông về «vương quốc» (Mc 4:11; 9:31). Rất có thể ngài cũng dạy về tổ chức
của vương quốc sắp đến. Thiên Chúa sẽ là người cai trị. Đức Giêsu cũng sẽ có
một vai trò lãnh đạo trong đó. Mười hai ông trong các môn đệ phải lãnh lấy
trách nhiệm, mỗi ông phụ trách một nhóm trong cộng đồng Israel theo như
mười hai chi tộc nguyên thủy. «Các anh sẽ
ngồi trên mười hai toà, xét xử mười hai chi tộc». (Mt 19:28; Lc 22:30).
Mátthêu hiểu đó là ngày tận thế. Nhưng Luca thì không. Trong Kinh Thánh, xét xử
có nghĩa là cai trị, và hình như có ý nói là mười hai ông sẽ là các vị toàn
quyền trong «vương quốc», chia xẻ
Basilei với Đức Giêsu hoặc chia xẻ quyền thống trị của Thiên Chúa (Lc
22:29-30).
Có thể đó là
lúc mà mười hai ông cãi nhau xem ai là người lớn nhất và ai là người sẽ ngồi
bên hữu và bên trái Đức Giêsu (Mc 9:33-37; 10:35-40). Chúng ta biết ngài đã trả
lời thế nào. Ai có quyền trong «vương
quốc» thì phải dùng nó mà phục vụ kẻ khác (Mc 9:35; 10:41-45) và phải giống
như trẻ con theo địa vị và thứ bậc.
Chúng ta
không chắc lắm rằng việc hoạch định tổ chức «vương quốc» được Đức Giêsu dạy khi ngài đi trốn, mặc dù Mátcô nói
rằng việc dạy dỗ mười hai ông đã xảy ra lúc họ đi lang thang bên ngoài Galilêa
hoặc là lúc lẫn trốn ở Galilêa (7:24,31; 8:27; 9:30,31,33-34,25; 10:35-45). Tuy
nhiên, cũng chắc chắn rằng chính trong lúc này mà Đức Giêsu bị cám dỗ muốn nắm
chính quyền và tuyên bố mình là vị Cứu Tinh, là Vua Dothái.
Comments
Post a Comment