05 Chương năm ‒ Giêsu sống mật thiết với Cha của Ngài
Chương năm
Giêsu
sống mật thiết
với Cha của Ngài
với Cha của Ngài
Mặc
dù Đức Giêsu là phản ảnh sống động của Cha ngài, là Ngôi Lời của Thiên Chúa, nhưng
chúng ta cũng cảm được sự dịu dàng thân mật giữa ngôi Cha và ngôi Con. Lúc Đức
Giêsu bắt đầu sứ mạng công khai của mình thì Cha ngài tuyên bố: «Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta lắm.»
Trong suốt cuộc sống, Đức Giêsu thường công bố: «Tôi và Cha là một.»
Lúc
nào Đức Giêsu mới biết mình là ai? Cha của ngài là ai? Có người nói rằng ngài
từ từ ý thức điều đó khi lớn lên. Tôi không hiểu tại sao các học giả lại gặp
khó khăn trong vấn đề Giêsu biết ngài là ai, Cha ngài là ai. Tôi không bao giờ
gặp vấn đề này, cả khi tôi còn bé. Nếu tôi không biết Đức Giêsu là ai thì càng
lại rắc rối nữa. Lúc nhỏ tôi đã biết cha tôi là ai. Lúc mười hai tuổi Đức Giêsu
cho thấy ngài biết Cha của ngài là ai. «Ba
má không biết con đang lo công việc của Cha con sao?» Ngài ý thức rõ ràng
rằng Cha của ngài dành cho ngài một sứ mạng đặc biệt phải thi hành. Nôn nóng
thi hành sứ mạng của mình, ngài vào trụ sở huấn luyện của các kinh sư và luật
gia mà thảo luận những vấn đề phức tạp. Ngài làm họ ngạc nhiên về sự hiểu biết
kỳ lạ của ngài, về sự thông hiểu những đoạn văn bí ẩn của Thánh Kinh, cả đến
những đoạn văn mà họ thấy khó hiểu.
Một
số học giả Thánh kinh thắc mắc rằng Đức Giêsu có biết ngài là ai và Cha của
ngài là ai không. Tôi không gặp vấn đề này vì khi còn bé tôi đã cảm thấy rất gần
gũi với Thiên Chúa. Đức Giêsu luôn luôn thông phần tâm trí thiên tính với Cha
ngài, không phải khi có khi không. Ngài biết rõ mình là ai và biết mình đang
sống thân mật với Cha ngài. Làm sao một người không thể biết mình có trí khôn
và tiềm năng của mình, cũng như không biết mình là ai. Đức Giêsu có thông minh
thiên tính và nhân tính. Làm sao ngài có thể ngăn chận thiên tính của ngài hoạt
động và soi sáng tâm trí nhân tính của ngài? Điều này xem ra vô nghĩa.
Đức
Giêsu liên hệ với Cha của ngài thế nào? Đời sống nội tâm của ngài gắn bó một
cách mật thiết với ý muốn của Cha ngài, chính đó là động lực của sứ mệnh của
ngài. «Cha của ta muốn gì?» là mối
quan tâm thường xuyên của ngài. Không phải là ngài không quyết định được, hay
là không biết phải làm gì. Ngài và Cha ngài đã quyết định từ trước những gì cần
thiết để cứu gia đình nhân loại vì nó quí giá đối với Thiên Chúa. Đức Giêsu dạy
cho chúng ta phải quan tâm đến ý muốn của Cha ngài thế nào và giải quyết những
vấn đề trong cuộc sống ra sao. Thiên Chúa và ý muốn của ngài phải là động lực
cho mọi quyết định của chúng ta.
Ngay
từ lúc đầu, Đức Giêsu đã muốn chia xẻ Cha của ngài với bạn bè. «Hãy để ánh sáng của các bạn chiếu rọi trước
mặt kẻ khác, để họ thấy công việc tốt lành của các bạn mà ca ngợi Cha các bạn trên
trời.» «Hãy toàn thiện như Cha các
bạn và hãy tha thứ như ngài. Ngài cho mặt trời chiếu rọi trên người tốt cũng
như người xấu, và cho mưa rơi trên người công chính cũng như kẻ không công
chính.» Khi các bạn lo âu áy náy, «Đừng
sợ, Cha của các bạn trên trời biết bạn cần gì. Xem kìa, ngài lo cho chim chóc
trên trời; các bạn còn quí hơn chim chóc trên trời.» «Nếu các bạn cần gì, hãy xin Cha các bạn trên trời, Ngài sẽ ban cho các
bạn, nhưng hãy kiên trì; nếu các bạn lấy danh tôi mà xin, chắc chắn ngài sẽ ban
cho cho các bạn.» «Ai nhận tôi trước
mặt người khác, tôi sẽ nhận họ trước mặt Cha của tôi.»
«Con chúc tụng Cha là Chúa của trời đất, vì
Cha đã tiết lộ cho những người bé nhỏ những gì Cha đã giấu đối với những người
trí thức và thông thái. Đó là lề lối của Cha.» Thật là lạ lùng khi thấy Đức
Giêsu cho những kẻ theo ngài thông phần vào mối tình giữa ngài và Cha ngài. Điều
này khác với cách thức Người Do thái liên lạc với Thiên Chúa. Qua lời các ngôn
sứ, Thiên Chúa gọi mình là hiền phu và quốc gia Israel là hiền thê, nhưng mối tình
giữa cá nhân và Thiên Chúa là điều không bao giờ nghe nói đến. Gọi Thiên Chúa
là Cha là điều không thể tưởng tượng được. Điều đó cũng không thể tưởng tượng
được ngay cả ngày nay đối với dân tộc Thái. Một kinh sư nói cho tôi biết điều
đó khi tôi gọi Thiên Chúa là Cha trong một buổi cầu nguyện chung. Ông cho tôi
biết rằng không nên phạm đến oai nghiêm của Thiên Chúa khi xem mình có liên hệ
mật thiết với ngài.
Đức
Giêsu biết dân chúng sợ Cha của ngài. Họ đã đuợc dạy dỗ như thế, xem Cha của
ngài là đấng đáng kính sợ, là đấng kiểm soát đời sống của họ và canh chừng họ
có lỗi phạm lề luật chăng. Vì biết rằng họ hành động như trẻ con, nên Đức Giêsu
nói với họ những câu chuyện về Cha ngài, để họ thấy rằng Thiên Chúa mà họ có
trong đầu không phải là Cha của ngài. Ngày kia ngài kể một câu chuyện về hai
thằng con như sau.
«Một người có hai thằng con. Thằng nhỏ nói
với cha nó: “Cha ơi, chia gia tài cho con”. Người cha bèn chia tài sản cho hai
đứa. Vài ngày sau đó, thằng nhỏ gom góp hết tài sản của mình đi xuất ngoại và
sống bê tha tiêu xài hết. Khi xài sạch bách tiền của thì quốc gia đó bị nạn đói
và nó bắt đầu thấy thiếu thốn. Nó đến một trại heo xin chăn heo cho người chủ. Nó
thèm ăn những hạt đậu heo ăn, nhưng không ai cho. Cuối cùng nó hồi tỉnh và bảo
dạ: “Những người làm công cho cha của ta có thừa bánh mà ăn, còn ta đây đang
chết đói. Ta phải trở về mà nói với cha ta rằng ta đã phạm tội với trời và với
cha. Ta không còn đáng gọi là con. Xin coi ta như người làm công.” Thế rồi nó
về lại nhà cha của nó.»
«Khi nó còn ở đàng xa, cha nó thấy và xúc
động, ông bèn chạy ra gặp nó. Ông ôm chầm lấy nó mà hôn. Thằng con nói với ông:
“Cha ơi, con đã phạm tội với trời và với cha. Con không còn xứng đáng làm con
của cha”. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: “Đi lấy cái áo tốt nhất mà mặc cho nó,
lấy nhẫn đeo cho nó và lấy giày cho nó mang; hãy bắt con bò con béo nhất mà
giết ăn mừng, bởi vì con của ta đã chết nay sống lại. Nó đã mất, này tìm lại
được. Và mọi người ăn mừng”.»
Câu
chuyện này thường có tên là chuyện thằng con trai hoang đường, nhưng thực ra nó
nói nhiều về người cha hơn. Khi diễn tả về người cha thế đó, Đức Giêsu muốn nói
về Cha của ngài thực sự như thế nào. Tình yêu của người cha thật vô bờ bến, một
tình yêu mà chúng ta không hiểu nổi. Theo câu chuyện Đức Giêsu kể, thì người
cha xem ra lố bịch. «Tuy nhiên nếu các
bạn muốn biết Thiên Chúa ra sao, thì ngài cũng giống như người cha mà tôi vừa
nói đến. Các bạn không thể nào tưởng tượng được tình yêu bao la của ngài. Do đó
đừng sợ hãi.»
Đọc
câu chuyện trên cẩn thận hơn, các bạn sẽ thấy đó là người cha hoang đường, ông
phung phí tài sản của ông. Có người cha nào mà làm như thế, nhất là khi biết rõ
con cái của mình ra sao? Nhưng người cha này thì làm thế đó. Khi thằng con trở
về sau khi đã sống phóng đảng, thì người cha, ngày đêm mong ngóng con, thấy nó
đàng xa bèn chạy ra gặp nó, nồng nàn thương mến. Theo như chúng ta nghĩ thì câu
chuyện này vô nghĩa. Không một người cha nào làm như vậy (có lẽ mẹ thì có, chứ
cha thì không!), ít ra ông cũng phải nói, «Này,
mày học khôn chưa?» Nhưng người cha này thì không. Ông nôn nóng quá. Ông
vui sướng vì con mình trở về.
Chúng
ta nên suy nghĩ lại về câu chuyện này. Thằng trai hoang đường không phải là một
người tội lỗi hiếm có. Thằng trai hoang đường đó chính là mỗi người chúng ta. Thiên
Chúa ban phát ân huệ của ngài cho chúng ta một các rất hậu hĩ. Chúng ta có rất
nhiều tài năng và tài nguyên, nhưng không mấy khi thấy ai dùng chúng để làm
vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta dùng chúng cho chúng ta và tích trữ chúng cho
con cái, trong khi nhiều người sống thiếu thốn trước mặt chúng ta nhưng chúng
ta làm ngơ đi. Có thể chúng ta dâng những của vụn cho Thiên Chúa, nhưng cũng
không là bao. Chúng ta cảm thấy không có thừa để cho. Chúng ta phải tích trữ
phòng khi gặp thời xấu. Nhưng rồi một ngày nào đó tai nạn xảy đến và chúng ta
trở về với Thiên Chúa mà kêu nài xin ngài cứu giúp và hàn gắn những nỗi thương
đau của chúng ta. Thiên Chúa sẽ làm. Không một thắc mắc, không một điều kiện, nhưng
với ưu ái và tha thứ, Thiên Chúa sẽ rất vui mừng vì chúng ta trở về với ngài. Nhưng
chúng ta thay lòng đổi dạ được bao lâu?
Câu
chuyện xem ra buồn cười và không thực tế chút nào. Nhưng chính Đức Giêsu đã kể
lại. Đó là câu chuyện về tình yêu không thể tưởng tượng được của Cha ngài đối
với con cái. Có lẽ chúng ta chưa hiểu được tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Có
lẽ tình yêu của ngài bao la quá nên chúng ta không hiểu được. Những kẻ khắt khe
thì quen thói nghĩ về một Thiên Chúa khắt khe và bất di dịch. Họ sẽ cười khỉnh
khi nghe câu chuyện này. Nhưng chính đấy là câu chuyện Đức Giêsu nói về Cha của
ngài. Mặc chúng ta nghĩ Thiên Chúa có phải vậy hay không, nhưng Đức Giêsu nói
Thiên Chúa là như vậy. Thằng con trai lớn là người Pharisêu nghiêm nhặt tuân
thủ luật pháp. Nó hãnh diện vì trung thành tuân giữ luật lệ của cha nó mà không
bao giờ làm sai. Nó giận dỗi và uất ức vì thấy người cha sẵn lòng tha cho thằng
con kia mà không đòi nó phải xin lỗi nhưng còn ăn mừng nó trở về. Chúng ta ép
Thiên Chúa phải hoạt động trong ranh giới của tình yêu ti tiện của chúng ta và
đòi ngài phải chấp thuận cách thức chúng ta xử sự. Chúng ta muốn Thiên Chúa
cũng hận thù và trừng phạt để thoả mãn tính nóng giận và ưa báo thù của chúng
ta. Chúng ta muốn Thiên Chúa thi hành ý muốn của chúng ta để làm sáng tỏ công
lý.
Đức
Giêsu đã mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa không giống thế, một Thiên Chúa
khác với những vị chúa mà người ta tôn thờ.
Đó
là Thiên Chúa mà Đức Giêsu biết một cách mật thiết. Chúng ta thấy sự ưu ái của
Giêsu đối với Cha ngài. Thật là cảm động. Chúng ta thường thấy Đức Giêsu lên
các ngọn đồi khi chiều về để suốt đêm cầu nguyện và liên lạc với Cha ngài. Chúng
ta ước muốn thấy Đức Giêsu cầu nguyện, xem ngài cầu nguyện thế nào, xem ngài
say mê trong tình yêu giữa ngài với Cha ngài, một khối tình rất cao đẹp và khác
với những gì tâm trí nhân loại có thể tưởng tượng được. Ngài cầu nguyện thế nào?
Phải khác với chúng ta lắm. Chúng ta cầu nguyện mà không nghe thấy gì, chỉ cầu
bằng đức tin. Còn Giêsu thì mắt thấy Thiên Chúa. Chúng ta nghe ngài nói chuyện
với Thiên Chúa. Nồng nàn và mật thiết. Ngày kia các môn đệ hỏi ngài, «Thưa thày, tại sao thầy không dạy chúng tôi
cầu ngưyện như thể Gioan dạy cho các môn đệ của ông ấy?» Câu trả lời của Đức
Giêsu nghe thật là lạ. «Khi cầu nguyện, anh
em hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện với Cha của anh em trong thầm lặng.
Ngài là đấng biết mọi điều bí ẩn, sẽ nghe lời cầu của anh em.» Lạ lùng vì
hai lý do. Thứ nhất, rõ ràng rằng Đức Giêsu không cầu nguyện chung với các môn
đệ. Chúng ta nghĩ rằng khi họ cùng trên đường truyền giáo xa xôi, đêm xuống
ngồi lại với nhau bên lửa hồng, trò chuyện bâng quơ và nói đùa về các linh mục
và người Pharisêu, thì Đức Giêsu phải bảo các môn đệ khi lửa bắt đầu tàn: «Thôi, đừng nói chuyện bâng quơ nữa, chúng ta
cùng nhau cầu nguyện đi». Thực ra Đức Giêsu không bao giờ làm thế, do đó
các môn đệ mới xin ngài, «Tại sao vậy?»
Thứ đến, Đức Giêsu là con người cầu nguyện và không bao giờ nghĩ cần phải cầu
lớn tiếng với Cha ngài, vì ngài luôn ở bên cạnh Cha ngài.
«Lạy Cha, con rất vui mừng được ở với Cha đêm
nay. Con có rất nhiều chuyện để thưa. Khi con khởi sự sứ mạng của con, dân
chúng tuốn đến với con. Họ rất cảm phục thấy con chữa bệnh và an ủi họ. Họ rất
cảm xúc nghe lời con nói. Con nhìn họ và thấy nước mắt trên mắt họ, nhất là khi
con nói về Cha. Họ rất ngạc nhiên khi con bảo họ Cha rất hiền lành và nhân hậu
và thông cảm sự yếu đuối của họ và gánh nặng mà họ phải gánh. Dân chúng đến mỗi
ngày mỗi đông. Nhưng gần đây, hình như có thay đổi. Khi con nói, con thấy mặt
họ ngơ ngác như không muốn tin. Khi con nói về Nước Trời, họ nghĩ đó là vương
quốc của Đavít và các trận chiến với các đoàn binh Lamã. Con biết họ muốn con
làm vị Cứu Tinh và một ngày kia con sẽ đứng lên dẫn họ đi chiến đấu. Giờ đây họ
thấy con không thích những ước vọng trần thế của họ và những phồn vinh vật chất
của họ trong ngàn năm qua. Khi con nói phải tích trữ kho tàng trên trời, họ
nghĩ đó là vàng bạc và tiền của trong các ngân hàng. Họ nhìn con với cặp mắt
buồn bã. Lạy Cha, ngày kia con chuẩn bị họ chia xẻ đời sống của chúng ta. Con
hoá bánh và cá ra nhiều để họ ăn. Họ thán phục lắm, thưa Cha. Thực ra, họ muốn
bắt con làm vua. Giuđa đã làm sẵn mũ vua. Nhưng con trốn đi mà chạy lên núi. Con
bảo các môn đệ qua bên kia hồ, đi xa dân chúng. Con biết rằng Cha biết hết rồi,
nhưng con cũng phải nói lên để Cha thông cảm và để nói với Cha những điều con
đang trải qua. Con phải nói lên vì con là con người và con cần phải chia xẻ với
người con yêu.»
«Ngày hôm sau khi gặp đám dân ấy trên bờ bên
kia, con thách thức họ hãy nhìn thẳng vào bản thân mình. Con hứa sẽ hiến thân
con cho họ để làm thức ăn cho tâm hồn họ. Khi con nói sẽ hiến thân con làm thức
ăn, họ nhìn con rất ngạc nhiên và không tin điều con nói. Khi họ hỏi lại, con
quả quyết điều con nói là đúng. “Nếu anh chị không ăn thịt tôi và uống máu tôi,
anh chị không có sự sống.” Họ lẩm bẩm
với nhau, “Khó tin quá, ai mà tin được?” Rồi họ bỏ đi. Giuđa cũng không tin. Con
thấy ma quỉ nhập vào nó. Nó vỡ mộng.»
«Lạy Cha, gần đây con cũng để ý thấy những
người Sađuxê và người Hêrốt nhập bọn với nhóm Pharisêu. Họ là những kẻ thù
không đợi trời chung với nhau. Bây giờ họ lại thân nhau. Con biết họ đang âm
mưu giết con. Con thấy như vậy. Con sợ lắm, thưa Cha. Con biết không nên sợ, nhưng
con đã bỏ đi thiên tính của con và giờ đây con rất yếu đuối. Con thật sự sợ hãi.
Con biết rồi sẽ kết cục ra sao. Dân chúng cũng đến thưa dần, vì họ thấy bề trên
không hài lòng với con hay với những gì con nói. Dân chúng sợ các linh mục và
các người lãnh đạo của họ. Họ tránh né con, trừ khi họ mang những người bệnh, những
người tàn tật và sắp chết đến để con chữa. Lạy Cha, con chữa cho họ mặc dù con
biết nhiều người trong bọn không dám dấn thân với con vì sợ các linh mục trừng
phạt.»
«Lạy Cha, khi con khởi sự sứ mạng, con có rất
nhiều ước mơ, có rất nhiều việc con muốn làm cho Cha. Con nghĩ là con hiểu được
bản tính nhân loại và có thể chinh phục dân chúng trở về với Cha. Nhưng con
không làm thế được. Không phải dễ dàng tí nào. Họ không hết lòng nghe con. Đối
với họ con là người thần thánh quá. Họ muốn có một quốc gia trần thế; nhưng con
chỉ có đem đến cho họ chân lý và thiện mỹ của Cha và hứa với họ rằng một ngày
kia họ sẽ mãi mãi sống với Cha trong nhà Cha. Con nghĩ rằng con có thể đem họ
trở về với Cha, và giành lại toàn thế giới khỏi tay Satan mà dâng cho Cha. Nhưng
bây giờ con biết con không làm được. Con nghĩ rằng con thất bại. Con chưa bao
giờ thất bại. Giờ đây con hiểu được thế nào là đau khổ khi con người thất bại, khi
họ thấy thất bại trong hôn nhân, thất bại tài trợ cho gia đình và thất bại bảo
vệ con cái của họ. Con thông cảm những cảm nghĩ thất bại của họ. Con biết con
không hẳn thất bại về những việc con đã định thi hành khi đến đây, đó là cứu
rỗi thế gian bằng đau khổ và cái chết của con, nhưng còn nhiều việc con muốn
thực hiện cho Cha. Giờ đây con thấy những việc này quá sức con. Con không thể
làm mất tự do của con người và ép họ phải làm theo mệnh lệnh của con. Có lẽ với
thời gian họ sẽ hiểu, nhưng phải lâu sau khi con ra đi. Con ước chi có thể làm
nhiều cho Cha. Con không thể dập tắt những cảm nghĩ không tốt đẹp đó. Con sợ
hãi quá. Xin Cha ở với con. Con biết Cha luôn luôn ở bên con. Đôi khi con không
cảm thấy điều đó. Con thấy rõ ràng những gì sẽ xảy ra ở Giêrusalem. Con thấy
chúng đến lẹ quá. Con biết Cha luôn ở bên con, và nhờ đó con cảm thấy mạnh mẽ. Lạy
Cha, Cha là sức mạnh của con. Xin giúp con và ở bên con vì ngày cuối cùng sắp
đến. Con cần Cha hơn bao giờ hết. Xin Cha cũng giúp mẹ con. Bà sẽ đau khổ khi
thấy con đau khổ. Bà thật là tốt đẹp. Cha không thể cho con một người mẹ tốt
lành hơn. Đúng vậy, gươm sắt sẽ đâm thủng lòng bà như lời ngôn sứ Simeon nói
thuở trước. Bà tốt lành và vô tội quá, bà lo lắng cho con nhiều quá. Bà là
nguồn an ủi của con trong suốt cuộc sống. Xin Cha cũng hộ lực cho các môn đệ
của con. Họ yếu đuối lắm. Đôi khi họ làm con lo lắng. Xin giúp họ qua mọi việc
này. Lạy Cha, xin tha tội cho Giuđa. Con biết hắn sẽ làm gì. Con biết hắn không
đến nỗi tệ lắm, nhưng vì hắn say mê tiền bạc và cảm thấy mình quan trọng. Chào
Cha. Con xin vâng ý Cha. Con đây, Cha muốn dùng làm gì tùy ý Cha, nhưng xin ở
bên con mà gia tăng sức lực cho con.»
Tôi
nghĩ đó là cách thức Đức Giêsu cầu nguyện. Vì mang bản tính nhân loại, ngài
cũng có những cảm xúc như chúng ta. Ngài có thể chia xẻ những đau khổ của chúng
ta, những lo lắng, những thất vọng và thất bại, nhưng ngài không bao giờ mất
tin tưởng ở tình yêu của Cha ngài, ở sức mạnh mà ngài biết mình có thể luôn
luôn tin cậy vào. Do đó chúng ta có thể học hỏi được nhiều ở ngài, mặc cho mọi
u sầu, vì Thiên Chúa vẫn luôn luôn kề cận chúng ta. Có Thiên Chúa ở gần thì còn
sợ hãi gì?
Chia
xẻ sự mật thiết của Cha ngài với chúng ta là một khía cạnh tốt đẹp của Tin Mừng.
Chưa bao giờ tạo vật được mời gọi đến sống kề cận với Thiên Chúa như thế. Khi
con người từ bỏ Giêsu để đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống ở những nơi xa xăm, họ sẽ
không bao giờ tìm được cái gì yên ủi hơn và bồi bổ hơn cho tâm thần họ như sự
mật thiết với Thiên Chúa mà Đức Giêsu ban cho chúng ta. Đây không phải là điều
mơ hồ không đưa đến đâu, cũng không phải là mơ mộng, nhưng là kết hợp mật thiết
với Thiên Chúa hằng sống. Đó là sự mật thiết huyền nhiệm với một Thiên Chúa nói
không bằng lời, một Thiên Chúa đánh động tâm trí và tấm lòng chúng ta. Ngài êm
ái dẫn đưa chúng ta hoàn thành số mệnh. Đó là điều quí giá cho đức tin của
chúng ta.
______________________
Comments
Post a Comment