01 Chương một - Chân dung Đức Giêsu
Chương một
Chân
dung Đức Giêsu
Sau
ba mươi năm sống ở Nadarét, Đức Giêsu xuất gia rao giảng một sứ điệp mà ngài
gọi là Tin Mừng. Đó là một cái tên rất bén nhạy làm cho mọi người phải suy tư
lại mối liên hệ của mình với Thượng đế. Tin Mừng đó là gì? Trong thời Đức Giêsu,
dân chúng phải giữ hết luật này đến luật khác xác định từng chi tiết của đời
sống thường nhật. Ngoài những luật lệ đàn áp do người Lamã cầm quyền, còn có
một bộ luật Do thái cả về mặt dân sự lẫn tôn giáo. Riêng về lề luật tôn giáo, không
phải chỉ có mười điều răn. Còn có 631 giới răn và 365 điều cấm kỵ và hàng trăm
lệnh phải tuân giữ. Khi dân chúng không giữ được hết các lề luật này thì bị các
vị lãnh đạo tôn giáo tuyệt thông, không cho phép họ đi lại với những người «ngay lành» khác trong xã hội. Thánh
Phaolô nói rằng lề luật là «gánh nặng mà
con người không mang nổi.»
Đức
Giêsu thường quan tâm đến những người bị lề luật đàn áp. Ở hội đường Nadarét
ngài cầm cuộn Kinh Thánh người ta trao cho và đọc lớn tiếng. «Thần khí Chúa ngự trên tôi vì Ngài đã xức
dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Ngài đã sai tôi
đi công bố kẻ bị giam cầm sẽ được giải phóng, người mù sẽ được thấy, người bị
áp bức sẽ được tự do, và công bố năm hồng ân của Chúa.» Đấy không phải nói
đến sự thống trị của Lamã, nhưng là của tôn giáo.
Những
người nghe Đức Giêsu hôm đó chắc lòng đầy hy vọng. Đó là lời tiên tri của Isaia
hứa hẹn một cuộc sống mới khi vị Cứu tinh đến, một cuộc sống không còn bất công
và đàn áp, kể cả đàn áp tôn giáo, và hứa hẹn một ngàn năm thịnh vượng.
Ngày
ấy Đức Giêsu hứa hẹn gì? Ngài bảo dân chúng rằng ngài thực hiện lời tiên tri ấy
để đem lại Tin Mừng mà họ mong đợi từ lâu.
Tin
Mừng đó là gì? Nó mang ý nghĩa gì đối với dân chúng thời ấy và với chúng ta
ngày nay? Chúng ta ca hát Tin Mừng trong thánh đường, chúng ta bàn thảo nó. Chúng
ta nghe giảng đi giảng lại về Tin Mừng, nhưng nếu hỏi ai Tin Mừng đó là gì chắc
chắn hầu hết người Kitô không có được một câu trả lời chính đáng. Người ta cố
gắng định nghĩa Tin Mừng mà không thông suốt nổi. Tuy nhiên cũng chính vì Tin
Mừng mà Đức Giêsu đến.
Trong
suốt đời tôi, tôi không nhớ ai đã định nghĩa Tin Mừng là gì ngoài việc bảo rằng
Đức Giêsu đến để chuộc tội và mở cửa thiên đàng cho chúng ta. Phải công nhận
rằng đó là một tin rất tốt đẹp. Tuy nhiên không thể trả lời như vậy rồi thôi. «Chuộc tội cho chúng ta nghĩa là gì?» «Thiên đàng nghĩa là gì?» Có câu trả lời
nào khác không? Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cần câu trả lời nếu chúng ta muốn
hiểu ý nghĩa của Tin Mừng và nó có nghĩa gì cho cuộc sống thường nhật của chúng
ta.
Muốn
hiểu Tin Mừng, không phải chỉ nghe những lời Đức Giêsu nói, nhưng phải xem ngài
sống làm sao. Hầu hết những sứ điệp của ngài đều ẩn dưới lối sống của ngài và
nhất là cách ngài đối xử với dân chúng. «Thầy
là ánh sáng thế gian. Hãy đến theo thầy.» «Tại sao anh em lo lắng quá làm gì? Đừng lo lắng, Cha của anh em sẽ lo
cho anh em.» Đó là một tin rất đỗi vui cho những ai tín cẩn như trẻ thơ. Nhưng
đấy chỉ là một phần của Tin Mừng. Đức Giêsu còn hứa hẹn gì nữa không?
Đức
Giêsu khởi sự loan báo Tin Mừng ở vùng gần Giêrusalem, bên bờ sông Giođan, nơi
mà Gioan rao giảng thống hối và làm phép rửa. Đức Giêsu gặp những môn đệ đầu
tiên của ngài là Anrê và Gioan ở đó. Ngài bắt đầu rao giảng và chữa bệnh ở đó. Tin
đồn về làng Nadarét làm dân chúng bỡ ngỡ. «Anh
ấy học những điều đó ở đâu? Anh ấy không phải là con bác thợ mộc, người cùng
sinh trưởng với chúng ta sao?»
Đó
là một câu hỏi rất chính đáng. Rất là ngỡ ngàng đối với những người cùng lớn
lên với Giêsu và quen biết ngài trong nhiều năm nhưng chưa từng thấy gì thánh
thiện nơi ngài. Bạn hãy tự hỏi mình «làm
sao Đức Giêsu sống nơi làng mạc đó bao năm mà không lộ bản tính của mình?»
Rồi một câu hỏi nữa được đặt ra «làm sao
Con Thiên Chúa, hiện thân của Thượng đế Giao ước, sống nơi làng mạc đó bao năm
mà dân chúng không thắc mắc, đừng nói chi đến thiên tính của ngài?»
Có
thể vì ý niệm về thánh thiện của Đức Giêsu khác với họ và khác với chúng ta. Thời
ấy, thánh thiện có nghĩa là tỉ mỉ tuân giữ lề luật - trung thành với truyền
thống và phong tục được xem là biểu thị của đời sống đạo đức của Dothái. Hình
như Đức Giêsu không nghĩ như vậy. Vì thế khi ngài bắt đầu rao giảng và chữa
bệnh thì những người biết ngài và lớn lên với ngài phải bỡ ngỡ.
Những
người quen biết ngài thì chỉ xem ngài là người thường như mọi người. Ngài không
làm ra vẻ thánh thiện. Hơi lạ là không nơi nào trong các sách Phúc Âm nói rằng
ngài đạo đức, nhưng chỉ nói ngài đi đó đây làm việc thiện. Như vậy chúng ta chỉ
có thể kết luận rằng Đức Giêsu nghĩ về thánh thiện và đạo đức khác với lề lối
của thời ấy. Dường như đối với Giêsu thì thánh thiện thật là sống hoàn toàn như
là một con người; sống như cách Thiên Chúa dựng nên: làm người. Đó là câu giải
đáp tại sao họ ngạc nhiên khi Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và chữa bệnh. Đối với
lối suy tư của họ ngài xem ra quá trần tục, quá là người nên không làm gì có
thể làm được những chuyện đó. Tuy nhiên chính đây là một mạc khải sâu xa, một
phần quan trọng của Tin Mừng, đó là sống bình thường, làm chuyện bình thường
như mọi người. Nhưng lối sống đơn giản và bình thường ấy lại chứa đựng một sự
thánh thiện tuyệt vời. Nó khác với chúng ta lắm. Một lúc nào đó trong đời sống
khi chúng ta nghĩ dến chuyện giữ đạo cách nghiêm chỉnh hơn, thì chúng ta lại
trở thành lố bịch làm người khác không hiểu được. Chúng ta cảm thấy phải sống
thánh thiện, và thúc giục người khác cũng phải như thế. Nhưng Đức Giêsu thì
không hành động như vậy. Ngài không đi cùng khắp Nadarét hỏi mọi người có muốn
được cứu rỗi không, và bắt họ phải giữ đạo. Đức Giêsu không màng đến tôn giáo. Ngài
chỉ quan tâm đến cách đối xử với Thiên Chúa và với con người. Dĩ nhiên là ngài
quan tâm đến sự cứu rỗi của mọi người, nhưng đi lùng từng người thì lại không
phải là đường lối của ngài.
Dân
chúng thấy gì nơi Đức Giêsu? Đây là điều quan trọng, bởi vì Giêsu sống cách nào
thì đó cũng là điều chúng ta phải noi theo. Ngài «là đường, là chân lý, và là sự sống» mà chúng ta phải theo. Xem ra Đức
Giêsu sống cách bình thường như mọi người trong làng. Ngài yêu mến mọi loài, từ
Thiên Chúa đến loài bé nhỏ nhất, như đọc thấy trong các sách Phúc Âm. Ngài «đơn sơ như chim câu và khôn lanh như con
chồn», đó là điều ngài khuyên răn các môn đệ vào một dịp nào đó. Ngài rất
thông minh, cẩn mật, thận trọng, nhìn xa, hiền lành và nhân hậu, can đảm và
không sợ tự vệ khi bị tấn công, như ngài thường làm khi đương đầu với các kinh
sư và nhóm Pharisêu. Ngài rất dễ mến và lịch thiệp, không hay nổi giận, không
làm ra vẻ chính trực, nhưng lại thành thực khiêm tốn, hiền hậu và thông hiểu
mọi người. Có lắm cái hài hước trong công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, vì thế Đức
Giêsu cũng phải rất hài hước. Điều này chỉ thấy được khi chúng ta hiểu những ẩn
ý trong các sách Phúc Âm.
Nói
vắn tắt, dân chúng thấy nơi Giêsu một con người rất quân bình, sống thật là
người và rất vui nếu được sống với.
Đó
là điều thánh thiện theo như Đức Giêsu nghĩ. Người thánh thiện là người có cá
tính phát triễn đầy đủ để trở thành một con người tốt đẹp. Mặc dù đơn sơ, bình
thường và rất thực tế, nhưng Đức Giêsu lại là con người thánh thiện nhất chưa
từng thấy. Tuy nhiên dân chúng không nhận ra điều đó. Người ta không thấy ngài
gắn bó với đạo, với lối hành đạo, với phong tục và «truyền thống của người xưa». Ngài gắn bó với Thiên Chúa, chứ không
phải với đạo giáo. Ngài tha thiết sống trong tình yêu ấy nên không cần phải
biểu lộ ra bên ngoài. Tình thân mật với Cha của ngài ăn sâu vào toàn thể cá
tính của ngài nên nó không xuất hiện như một bức tranh mô phỏng. Ngài cũng
không mang những dấu hiệu bề ngoài của tôn giáo. Ngài cũng không ăn mặc như các
kinh sư và nhóm Pharisêu. Áo quần ngài mặc không liên hệ gì đến việc ngài giao
tiếp với Thiên Chúa. Ngài đến để đơn giản hoá đạo giáo. Cái nhìn của ngài về
đời sống lại rất là lành mạnh.
Từ
lời tuyên bố «Anh ấy học điều đó ở đâu? Anh
ấy không phải là con bác thợ mộc sao?» chúng ta cũng tưởng tượng được ra
thái độ tự nhiên và bình dân của Đức Giêsu.
Tiệc
cưới Cana còn biểu lộ nhiều hơn về Đức Giêsu
và mẹ của ngài. Thời ấy khi sinh con gái, người cha thường cất thêm một mẻ rượu
mỗi năm để chuẩn bị tiệc cưới con gái sau này; một mẻ được cất cho ông ta, gia
dình và bạn hữu, và mẻ thứ hai dành cho ngày cưới con gái. Tiệc cưới Cana không có gì đặc biệt. Giêsu và Maria được mời dự.
Maria
đến đúng ngày giờ, còn Giêsu thì đến trể ba ngày. Ngài cảm thấy mình phải có
mặt, có lẻ vì là họ hàng. Khi ngài đến với một số bạn bè mới, mẹ ngài nói: «Con ơi, người ta hết rượu rồi!» «Thì có sao. Mẹ muốn con làm gì bây giờ? Chưa
phải lúc, vì chưa phải giờ Cha của con định.»
Hãy
phân tách quang cảnh này. Trong ba ngày mà người ta nhậu hết số rượu cất trong
mười sáu năm qua. Làm gì không có người say mèm. Maria cũng nhận thấy điều đó
nhưng bà không màng, bởi bà sợ cô dâu chú rể phải mất mặt khi hết rượu vì còn
năm ngày nữa mới mãn tiệc cưới. Do đó Maria âm thầm nói cho Giêsu biết tình
cảnh để nhắc khéo ngài. Bạn phải thắc mắc «Làm
sao Maria lại nhắc khéo con mình nếu bà không biết ngài có thể giúp được? Và
làm sao bà biết con mình làm được nếu bà đã không thấy ngài làm một ít việc lạ
lùng ở nhà?»
Maria
không nghĩ là ngài trả lời không. Hình như câu chuyện giữa hai người không được
ghi lại hết. Bà bảo các người hầu bàn, «Anh
ấy bảo gì thì làm. (Anh có mẹo gì đó)»
«Ông muốn chúng tôi làm gì?», họ hỏi.
«Thấy mấy cái chum đựng nước kia không?»
«Có, làm gì bây giờ?»
«Đổ đầy nước đi» (đầy tới miệng)
Họ
làm như Giêsu bảo.
«Bây giờ múc một ít cho ông quản tiệc.»
Khi
ông quản tiệc nhấm nước hoá rượu, ông bèn trách những người hầu bàn tại sao giữ
rượu ngon đến giờ chót mới đem ra. Thường thì người ta thết rượu ngon trước, và
khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn vì không ai biết.” Phải là rượu
thật chứ không phải nước trái cây, bởi vì nước trái cây không dùng để nhấm như
rượu.
Bạn
hãy suy nghĩ về biến cố này một chút. Đức Giêsu thấy một số khách đã say mèm. Ngài
cũng chẳng màng. Ngài thấy mấy chum sáu tấn nước dùng cho nghi thức rửa tay, mỗi
chum có thể đựng đến hai mươi lăm hay ba mươi galông nước. «Đổ đầy đến miệng», ngài bảo những người
hầu bàn. Có đến 150 hay 180 galông rượu, toàn là rượu ngon, dọn ra khi khách đã
nhậu hết rượu mười sáu năm để dành.
Nếu
là tôi thì tôi đã phải đắn đo. Tôi biết rằng một số giáo sĩ đã không làm như
vậy vì sợ sinh gương xấu. Và đây bạn thấy Con của Thiên Chúa đến trần gian
không ngại làm chuyện này. Điều ngài quan tâm là chưa phải lúc Cha ngài định
cho ngài làm, nhưng vì mẹ ngài ngỏ ý nên ngài chiều bà.
Không
nên dựa vào câu chuyện Kinh thánh này để uống quá chén. Đức Giêsu không tán
thành những người bợm rượu, nhưng ngài chỉ thương cô dâu chú rể. Giêsu và bà
Maria tỏ ra rất bình dân, và xem ra Đức Giêsu cảm thấy rất tự nhiên với bạn bè.
Khách dự tiệc cưới là họ hàng hoặc là những người cùng sinh trưởng và lớn lên, vì
thế chúng ta cũng có thể nghĩ là một ít người vui tính nắm tay Giêsu kéo ra ra
sàn nhà mà vũ với họ. Tôi cũng biết rằng nghĩ như thế là bất kính, nhưng có lẽ
tại chúng ta không quen nghĩ rằng Đức Giêsu cũng vui nhộn chứ. Nếu đọc kỹ các
Phúc Âm, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu thích tiệc tùng.
Có
phải ngài chỉ ngồi trong xó góc hay nói toàn những chuyện nghiêm chỉnh chăng? Tôi
không nghĩ vậy.
Đức
Giêsu cảm thấy rất thoải mái với bạn bè. Điều này nói lên rất nhiều về con
người của ngài. Trước tiên, ngài thoải mái làm người, trong khi chúng ta lại
không thích làm người, chúng ta hổ thẹn vì làm người. Chúng ta hổ thẹn vì phải
sống với những nhu cầu làm người. Chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa không muốn thấy
chúng ta khóc, nhất là phái nam! Tôi cũng có những người bạn không bao giờ cười,
họa lắm là chỉ cười khúc khích vì không cầm được chứ không bao giờ cười hả hê, vì
sợ không kiềm chế mình được. Trong những năm làm linh hướng ở xứ đạo, tôi rất
ngạc nhiên khi nghe một số bà lấy làm hổ thẹn để bảo chồng rằng các bà thích
việc chăn gối, cũng như một số ông không bao giờ nói với vợ rằng các ông yêu vợ.
Buồn chưa! Chúng ta hổ thẹn vì làm người và sợ tỏ ra mình yếu đuối!
Một
lần đi ăn ngoài trời với bạn bè, tôi thấy một ông già hí hửng như trẻ con nên
mới hỏi:
«Có việc gì đó, Harry?»
«Cha tôi bảo ổng yêu tôi.»
«Có gì lạ đâu?»
«Nhưng thưa cha, ổng không bao giờ nói thế cả.
Ổng không say rượu.»
«Ông nay mấy tuổi rồi, Harry?»
«Bảy mươi lăm»
«Còn cha của ông mấy tuổi?»
«Thưa ổng chín mươi sáu.»
Ông
ấy phải đợi đến bảy mươi lăm năm mới nghe cha già nói «cha yêu con»,
và
khi nghe cha nói, ông hí hửng nhảy nhót như một đứa bé. Thật là đẹp đẽ nhưng
cũng thật là buồn.
Nhiều
người nằm xuống mộ mà vẫn chưa nghe cha của mình nói như thế, và có khi cũng
không nghe mẹ nói nữa. Chúng ta hổ thẹn làm người, hổ thẹn khi bày tỏ tình cảm,
hổ thẹn khi tỏ ra mình yếu đuối. Nhưng Con của Thiên Chúa lại vui nhậu ở tiệc
cưới và tỏ ra rất là người và dễ mến. Đó là một khía cạnh đáng lưu ý và rạng rỡ
của Tin Mừng.
______________________
Comments
Post a Comment