Giới Thiệu ‒ Nhập Đề
Giới
thiệu
Từ lúc xuất
bản lần đầu vào năm 1977, sách Đức Giêsu trước thời Ktiô giáo đã trở thành đề
tài cho nhiều người suy tư. Nó không chỉ đưa ra một đường lối mới để đề cập vấn
đề mà nhiều người ham thích nghiên cứu, nhưng còn là một cố gắng trực diện với
cơn khủng hoảng của thế giới ngày nay và vấn đề sống còn của nhân loại. Mối
quan tâm này đã làm cho tác giả khác biệt một cách độc đáo về Đức Giêsu.
Chân dung Đức
Giêsu được phác họa rất rõ ràng, có sức thuyết phục, thách thức và độc đáo.
Chúng ta được giới thiệu con người Đức Giêsu trước khi ngài được tôn thờ trong
các học thuyết, tín điều và lễ nghi. Không có gì tưởng tượng ở đây. Những minh
chứng lịch sử về Đức Giêsu thật rõ ràng và trình bày một con người nhiệt tình
dấn thân vào những vấn đề của thế giới ngày xưa - đó cũng là những vấn đề của
thế giới ngày nay.
Đây là câu
chuyện về một Giêsu rất là «người».
Cho mãi đến chương cuối cùng tác giả mới đưa ra một cách thức mới để hiểu về
thần tính của Đức Giêsu.
ALBERT NOLAN
sinh ở Nam Phi và nhập dòng Đa Minh năm 1954. Cha làm tuyên úy toàn quốc cho
sinh viên Công giáo tại Nam Phi và làm giảng viên viện Thần Học Kolbe ở Cape Town . Cha được bầu
làm Giám đốc Dòng Đa Minh ở Nam Phi. Năm 1984, cha được chọn làm Giám Tỉnh Dòng
Đa Minh toàn thế giới. Sau đó cha xin từ chức chỉ để lo công việc cấp bách ở
Nam Phi. Năm 1984, cha lo việc nghiên cứu tại Viện Thần học thủ đô Nam Phi và
năm 1985 cha giúp soạn thảo tài liệu Kairos. Tài liệu này đã đóng góp vào việc
phát sinh Nền Thần Học Giải Phóng tại Nam Phi.
Chúng tôi
thành thực giới thiệu sách này với độc giả. Đây là một tài liệu rất quí giá mà
độc giả trên toàn thế giới đã nhiệt liệt tán thành và sách đã tái bản đến 12
lần.
Diên Sơn
NHẬP
ĐỀ
Mục đích
chính của tập sách này không phải để bàn về đức tin hay lịch sử. Người ngoài
Kitô giáo cũng có thể đọc được. Không có gì về Đức Giêsu được giả định hay
khẳng định ở đây. Độc giả được mời tìm hiểu Đức Giêsu, một con người sống ở thế
kỷ thứ nhất tại xứ Palêtina thuộc Trung Đông và quan sát con người này bằng cặp
mắt của những người sống đương thời với ngài, trước khi ngài trở thành đối
tượng của đức tin Kitô giáo.
Tin ở Đức
Giêsu không phải là khởi điểm của sách này. Sách này viết ra không phải để biện
giáo hay bênh vực cho Đức Giêsu hoặc Kitô giáo. Đức Giêsu không cần ai để làm
công việc này cả. Ngài tự lo lấy được vì chân lý tự biện hộ lấy. Nếu cuộc suy
tầm này làm cho chúng ta tin ở Đức Giêsu, thì đó không phải là chúng ta cố gắng
bảo vệ đức tin, nhưng vì chúng ta đã khám phá ra rằng đó là con đường duy nhất
để được cứu rỗi hay để được «giải phóng».
Chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta (Gioan 8:32).
Chúng ta sẽ
sưu tầm tính cách lịch sử về Đức Giêsu. Nhưng đây không phải là mục đích chính.
Phương pháp dùng ở đây tuy có tính cách sử học nhưng mục đích thì không. Mặc dù
phương pháp phê bình sử học thường được dùng đến, nhưng điều quan tâm của chúng
ta không phải là khảo sát lịch sử để làm sử.
Tập sách này
có một mục đích thực tế và khẩn cấp hơn, đó là nhìn đến dân chúng, đến cái khổ
đau hàng ngày của hàng triệu người, đến cái đau khổ to lớn hơn của một tương
lai gần đây. Đứng trước thảm cảnh này chúng ta có thể làm gì?
Comments
Post a Comment