Chính sách tôn giáo của CSVN
Chính sách tôn giáo của CSVN: kiềm chế - phân hóa - thao túng - biến tôn giáo thành công cụ của chế độ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
(Phần 1)
Bài viết về vụ truyền chức linh mục GB. Hồ Hữu Hòa đã
có từ mấy hôm nay, nhưng tôi tạm gác lại ít bữa. Cần thiết phải nói đôi chút về
chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN trước đã. Thành Roma không phải được
xây trong một ngày và scandal truyền chức không phải đùng cái xảy ra hôm nay như
một tai nạn bất ngờ!
***
Cuối tháng 1 và đầu tháng 2 vừa rồi tôi có tham gia
Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế ( IRF Summit) tại
Trước công luận quốc tế, trong các buổi thuyết trình,
hội thảo, trả lời phỏng vấn, tôi luôn khẳng định: Việt
Chính sách bách hại tôn giáo kiểu cũ đã thất bại, vì
chỉ làm cho người Công giáo đoàn kết hơn và đức tin mạnh mẽ hơn, trong khi nhà
cầm quyền lại bị công luận quốc tế kết án và các thế giới cấm vận.
Dù vậy, một số chính sách có từ trước hiện nay vẫn được
nhà cầm quyền tiếp tục thực hiện. Tôi chỉ kể ra đây một số hình thức điển hình
mà ai cũng thấy.
1- Người dân không được tự do theo đạo. Nhà nước tìm
mọi cách để ngăn cản người dân đón nhân đức tin Kitô giáo. Nhiều người vì theo đạo
mà bị mất việc. Nhiều người vì theo đạo mà bị chính quyền sách nhiễu, khủng bố,
bắt bớ.
2-Giáo dân tại nhiều vùng bị ngăn chặn tụ họp cầu
nguyện và cử hành thánh lễ. Thậm chí, năm 2022, tại Vụ Bản, Hòa Bình, cán bộ
còn xông vào nhà thờ phá ngang Thánh Lễ do Đức TGM Hà Nội đang cử hành cùng các
linh mục và giáo dân.
3-Người Công giáo bị phân biệt đối xử: bị theo dõi và
giám sát và kiềm chế ở mọi nơi từ trường học đến nhà máy xí nghiệp công sở; họ
không được học một số loại trường đại học và không được làm cán bộ nhà nước,
nếu có chỉ làm chức tép riu.
4-Nhà cầm quyền không tôn trọng nhu cầu và quyền thực
hành tôn giáo của người Công giáo trong quân đội, trong các nhà tù, trường học
và bệnh viện. Không cho các tuyên úy phục vụ tại những nơi này. Nếu có các cha đến
thì phải kín đáo, nhưng đôi khi vẫn bị gây khó dễ.
5-Nhà nước đặt ra các thứ luật lệ mơ hồ để kiếm soát
mọi sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế xin cho bao trùm. Ai không làm đẹp lòng nhà nước
thì nhà nước ngăn chặn. Thí dụ ngăn chặn lễ phong chức linh mục ở DCCT Sài Gòn
chúng tôi năm 2011. Tôi sẽ nói cụ thể hơn chuyện này ở phần sau.
6-Nhà nước can thiệp trắng trợn vào việc nội bộ của
các tôn giáo trong việc đào tạo, phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển nhân sự,
đặc biệt là việc bổ nhiệm giám mục.
7-Các cơ sở của Giáo Hội bị nhà nước chiếm dụng bất
hợp pháp. Không cho xây dựng nhà thờ ở các khu dân cư và khu công nghiệp mới,
trái lại, còn nhân danh quy hoạch để cướp nốt đất đai của các cơ sở tôn giáo ở
khu vực này mà Thủ Thiêm là trường hợp điển hình.
8-Giáo Hội không được thánh lập nhà xuất bản, báo
chí, truyền thanh, truyền hình. Một cách chính thức, nhà nước chỉ cho phép HĐGMVN
xuất bản Tạp chí Hiệp Thông, mỗi tháng 1 lần, mỗi lần không quá 100 bản, mỗi
bản không quá 100 trang, khổ A5. Nếu tính chữ chia cho đầu người thì giáo dân
Việt
9-Giáo Hội không được tự do và bình đẳng trong các
lãnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục, từ thiện. Cá nhân hay tổ chức ngoại quốc
vào VN thuê đất lập hãng xưởng, trường học, bệnh viện, trung tâm dạy nghề thì được,
nhưng Giáo Hội Công giáo tại VN thì không! Người công giáo và GHCG bị đối xử tệ
hơn là người ngoại quốc trên chính quê hương của mình chứ đừng nói là được làm
công dân hạng hai.
10. Các tổ chức của GH không được nhà nước thừa nhận
như một pháp nhân. Thí dụ con dấu của các công ty tư nhân thì nhà nước cho chấp
nhận, nhưng con dấu và chữ ký của các tòa giám mục, các giáo xứ, các dòng tu
thì chỉ được rất ít các cơ quan và tổ chức nhà nước chấp nhận...
11. Nhà cầm quyền dùng hệ thống truyền thông và giáo
dục độc quyền để tuyên truyền và xuyên tạc lịch sử và giáo lý Công giáo. Sách
vở dạy học sinh, sinh viên tràn ngập những điều chống báng Công giáo một cách
phi lý và điên cuồng, trong khi họ không đề cập đến những giá trị to lớn của
Kitô giáo đóng góp cho nhân loại nói chung và cho đất nước Việt
12. Nhà cầm quyền không cho Giáo Hội, cụ thể là không
cho các giáo phận, các giáo xứ, dòng tu và các tổ chức khác của Giáo Hội được
lập tài khoản (trương mục - bank account) trong các ngân hàng.
Đây là hình thức bao vây và cấm vận kinh tế rất tinh
vi và trắng trợn. Vì nếu một cá nhân đứng tên tài khoản cho một tổ chức của
Giáo Hội, theo luật, tiền sẽ thuộc về người đứng tên. Nếu người này không lương
thiện, thì họ rất dễ chiếm đoạt ít nhiều. Nếu họ xuất tu hay qua đời đột ngột
thì Giáo Hội có thể mất hết tiền.
Hơn nữa các giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam
không thể nhận tiền từ các cá nhân và tổ chức ngoại quốc gửi về, nếu những người
tặng tiền muốn có giấy miễn thuế, vì người đứng tên tài khoản cá nhân không có
tư cách cấp giấy miễn thuế. Một số trường hợp việc chuyển tiền không được thực
hiện vì luật pháp Tây Phương cấm các tổ chức bất vụ lợi chuyển tiền giúp đỡ cho
tập thể vào các tài khoản của cá nhân.
13. Nhằm làm suy yếu các tôn giáo là nhà cầm quyền
thực hiện chính sách chia để trị. Thí dụ nhà nước biệt đãi Phật giáo «quốc doanh» trong khi tìm cách gây khó
dễ và hạ bệ Công giáo. Ai cũng thấy từ mấy chục năm nay nhà nước biệt đãi Phật
giáo thế nào và muốn biến Phật giáo thành một thứ quốc giáo ra sao.
Lúc tôi ở Hà Nội, ngay cửa trong của Chùa Trấn Quốc
có vẽ một bài thơ trên kính bằng những câu rất to thế này: «Ơn Đảng ơn bác sao quên, Đạo Phật du nhập
thịnh truyền đến nay»...
Từ năm 2008 đến nay không biết là mấy lần nhà nước đứng
ra tổ chức Đại hội Phật giáo quốc tế và đưa cả bộ máy hành chính và hệ thống
truyền thanh, truyền hình, báo chí của nhà nước vào cuộc. Nhà nước lấy tiền
thuế của toàn dân, của cả giáo dân Công giáo và tiền thuế của của tín đồ các
tôn giáo khác để phục vụ Phật giáo quốc doanh.
Nhà nước còn cho GH Phật Giáo quốc doanh phá rừng,
phá núi, lấp sông, lấp biển lấy đất xây chùa to, nhà lớn từ Bắc chí
Đầu năm 2022, cha Trần Ngọc Thanh bị chém chết tại
nhà thờ nhưng biên bản vẫn ghi là tại «nhà
bà Y Mới, thôn Giang Lố 2, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi.» Vì sao? Vì chính
quyền không cho giáo xứ mua đất và đứng tên và giáo xứ phải nhờ giáo dân đứng
tên giúp khi mua bán. Từ mấy chục năm nay tôi thấy ở rất nhiều nơi như vậy, từ
Cần Giờ, Sài Gòn qua Tây Nguyên đến Tây Bắc.
14. Chia rẽ giữa các tôn giáo chưa đủ! Nhà cầm quyền
CS chia rẽ, phân hóa nội bộ của từng tôn giáo. Đây mới là âm mưu thâm độc nhất
và phá hoại các tôn giáo nhiều nhất.
Để làm suy yếu Phật giáo, nhà nước lập nên GH Phật
Giáo Việt Nam năm 1981, đối lập với GH Phật giáo Việt Nam Thống nhất là GH
chính thống!
Để làm suy yếu Phật giáo Hòa Hảo, nhà cầm quyền CS
lập nên Giáo hội PG Hòa Hảo năm 1999 đối lập với GHPG Hòa Hảo Thuần Túy vốn có
từ năm 1939.
Để làm suy yếu Cao Đài giáo, năm 1997 nhà cầm quyền
CS lập nên Giáo hội Cao Đài «quốc doanh»
trong khi đàn áp Giáo hội Cao Đài chính thống.
Năm 1955 để làm suy yếu Công giáo ở Miền Bắc nhà cầm
quyền CS lập nên ủy ban Liên lạc Công giáo, rồi đổi tên thành «Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước»
vào năm 1961.
Năm 1983 CS lập nên «ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam» cho cả nước và đến năm
1990 Cộng sản cho đổi tên thành «UBĐKCG
VN». (Bỏ chữ yêu nước thành «UB ĐKCG
VN» hết yêu nước!)
ủy ban này và những nhân vật tay chân của nhà nước
trong ngoài UB này đã mưu toan từng bước biến Giáo Hội thành một công cụ thống
trị của chế độ thế nào?
(Xin xem tiếp phần 2)
Lm. Phêrô Nguyễn Văn
Khải DCCT
NB. Ai comment lạc đề, hoặc comment kiểu xả rác, hoặc
vu khống, mạ lỵ xỉ nhục, chụp mũ, bới móc đời tư người khác. . tôi sẽ xóa. Nhắc
1 lần không đổi tôi sẽ block. Dù người ta có là tội nhân hay coi mình là kẻ thù
đi nữa, mình vẫn phải lịch sự và tôn trọng người ta trong cách ứng xử. Đó là
thái độ của người có nhân bản và đức tin.
(Phần 2)
Một
vài thí dụ
Tôn giáo giúp các cá nhân sống đạo đức, thánh thiện, đồng
thời mang lại cho người ta sự tự do, sức mạnh tinh thần và tình liên đới bền
chặt. Chế độ độc tài CSVN không thích điều này và vì vậy tiêu diệt không được
thì tìm cách biến các tôn giáo thành công cụ. Đó là chính sách và mục tiêu mà
nhà cầm quyền đang thi hành.
Trong những thập niên vừa qua, nhà nước đã rất thành
công trong việc quốc doanh hóa Phật giáo Việt
Các chức sắc Phật giáo kia có phải là công cụ của nhà
cầm quyền không? Lối sống và lời giảng dạy của họ cho thấy họ giống như các bộ
tôn giáo hơn là các nhà tu hành biết trau dồi nhân bản, tu đức và trí tuệ để chăm
lo cho đời sống tinh thần và vật chất của dân. Họ là nhân viên của chính quyền
thật.
Mấy năm trước TTXVN loan tin Đại lão Hòa thượng Thích
Thanh Sam, một lãnh tụ hàng đầu của GH này có 50 năm tuổi Đảng. Đến tháng 8 năm
2022, báo chí nhà nước công khai loan báo Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh, đang
trụ trì Chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, được Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình bổ nhiệm làm
Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh này. Đấy chỉ là những trường hợp điển
hình.
Năm 2022 vừa rồi, trong một bài nói chuyện, Đức Thánh
Cha Phanxicô đã nhắc kéo Thượng phụ Chính Thống giáo Kirill bên Nga đừng trở
thành «chú giúp lễ» của Tổng thống
Putin, có nghĩa là trong tư cách là một lãnh tụ tôn giáo, đừng tự biến mình trở
thành kẻ giúp việc cho thế quyền mà cụ thể là cho Tổng thống Putin.
Năm 2007, Ba Lan phát hiện ra Đức Tổng Giám Mục
Stanislaw Wielgul từng làm đặc vụ cho chính quyền thời cộng sản ngay khi ngài
vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám mục. Người ta tìm thấy bằng chứng trong Văn khố
an ninh và tìm ra ngay khi ngài vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Thủ đô
Varsovie. Tòa Thánh
Việt
Chuyện
Sài Gòn: từ nhóm UBĐKCG TP. HCM đến ĐHY Gb. Phạm Minh Mẫn.
Theo nhận xét của tôi, kể từ khi thành lập ở Miền Bắc
năm 1955 cho đến nay, UBĐKCG thành công nhất ở Sài Gòn và các linh mục của ủy
Ban này tại Sài Gòn là linh hồn của UBĐKCG của cả nước.
Thâm hiểm nhất và chống Giáo Hội cách bài bản nhất là
cha Trương Bá Cần (*). Chính danh nhất, quyền lực nhất và can thiệp nhiều nhất
và thường xuyên nhất vào việc GH là cha Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện và Cha
sở Chính Tòa. Ăn tiền nhiều nhất, tai tiếng nhất, làm công cụ trang trí bề nổi
cho nhà cầm quyền là cha Phan Khắc Từ, Chánh xứ Vườn Xoài. Trí thức nhất và ồn
ào nhất là cha Thiện Cẩm, Phó Chủ tịch UBĐKCG TP.HCM, Cố vấn Tôn giáo của Thủ tướng
Chính phủ.
Thật là đau đớn ! Sài Gòn là đô thị lớn nhất nước,
tập trung đông linh mục và tu sĩ nhất nước, vậy mà lòng trung thành với GH lại
thấp nhất nước và trong quá khứ đã để cho thế quyền can thiệp vào GH nhiều nhất
nước. Can thiệp ngay từ trong Tòa Giám Mục, đến nỗi trong Hồi ký của mình Đức
cha Phaolô Lê Đắc Trọng, phải than lên rằng «Than ôi Đoàn Kết đã ngự trong Tòa rồi!»
Kể sao cho hết những hoạt động phá hoại GH của nhóm
này qua cùng những tư tưởng nguy hại của UBĐKCG qua các can thiệp của họ, qua
các sách vở họ xuất bản và qua tờ báo «Công
giáo Dân tộc» của họ. Ngay khi vừa được thành lập thì nhóm này là đội quân
xung kích trong việc chống lại tiến trình phong thánh tử đạo Việt
Vụ này họ thất bại vì cuộc phong thánh ngoài tầm tay
của họ, nhưng họ đã thành công nhiều chuyện khác và hậu quả ảnh hưởng của họ
vẫn còn kéo dài đến hôm nay. Điển hình nhất là việc họ đã thành công trong việc
ngăn chặn Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi làm Tổng Giám mục Sài Gòn.
Ngày 12.08.1993, Tòa Thánh loan tin Đức cha Nicolas
Huỳnh Văn Nghi được bổ nhiệm làm Giám quản Sài Gòn. Thực ra lúc bấy giờ Tòa
Thánh và Chính phủ Việt
Tuy nhiên, Tòa Thánh tạm thời đặt ngài làm Giám quản
Tông Tòa, trước khi chính thức bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục. Điều này khiến nhà nước
không bằng lòng, vì sợ rằng Tòa Thánh vẫn dành chỗ cho Đức TGM FX. Nguyễn Văn
Thuận về làm TGM Sài Gòn, một điều mà Tòa Thánh chẳng còn nghĩ đến nữa! Tuy
nhiên, trường hợp này cũng rất dễ giải quyết.
Thế mà trên thực tế lại giải quyết không được, vì có
bàn tay của UBĐKCG xen vào. Nhóm này biết bản lĩnh của Đức cha Nicolas và đường
hướng của ngài. Họ sợ rằng ngài về Sài Gòn sẽ làm họ mất ảnh hưởng. Tức thì
cùng với dịp UBND TP.HCM công bố văn thư không chấp nhận Đức cha Huỳnh Văn
Nghi, ngày 03. 09. 1993 nhà báo Hương Khê tức linh mục Trương Bá Cần đã viết
bài «TP.HCM thêm một Giám quản Tông tòa»
trên báo CG & DT để tấn công Đức cha Nghi và Tòa Thánh. Các báo khác của
nhà cầm quyền trong thời gian này cũng có nhiều bài tương tự. Nhóm UBĐK bằng đủ
cách khác nhau đã mượn bàn tay thế quyền để đảo ngược dự định ban đầu đã được
thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt
Vụ việc kéo dài gần 5 năm và đến ngày 01.03.1998 mới được
giải quyết khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha GB. Phạm Minh Mẫn làm TGM Sài Gòn mà
những ai có mặt lúc đó ở Sài Gòn và quan tâm đến thời sự Giáo Hội thì biết,
trong số những điều kiện nhà nước chấp thuận Đức cha GB. Phạm Minh Mẫn về Sài
Gòn lúc đó có ba điều: 1-Không được đụng đến UBĐKCG, 2-Không được cho cha Huỳnh
Công Minh nghỉ chức Tổng Đại diện-Cha sở Chính Tòa, 3-Không được cho cha Phan
Khắc Từ nghỉ chức Chánh xứ Vườn Xoài.
***
Từ năm 2000 khi tôi làm Chưởng ấn - Thư ký Chánh Văn
phòng của DCCT VN, tôi thỉnh thoảng phải liên lạc với Tòa Giám Mục và thỉnh
thoảng tôi cũng gặp Đức Hồng Y trong dịp họp hành hay lễ lạy với Nhà Dòng chúng
tôi, đặc biệt các việc liên quan đến vùng truyền giáo Cần Giờ. Thỉnh thoảng thứ
hai hàng tuần tôi cũng chở cha Chân Tín xuống Phú Lâm giải trí và ăn cơm trưa
với Đức Hồng Y và các cha khác tại nhà xứ của cha Châu, vì vậy hai bên cũng
biết nhau ít nhiều. Dù không thân thiết, nhưng tôi thấy ngài chẳng gây khó dễ
gì cho các việc của Nhà Dòng tôi.
Nhưng kể từ năm 2008 thì ngài làm tôi thất vọng. Không
biết có phải từ năm 2007 ngài đi thăm Giáo hội Quốc doanh Trung Quốc, theo lời
mời của Cục Tôn giáo Trung Quốc về thì ngài thay đổi không, hay do bị áp lực,
hay còn là do những yếu tố nào khác nữa. Từ thời điểm này tôi cũng chứng kiến
nhiều chuyện khó hiểu. Ở đây tôi chỉ xin kể một hai vụ trực tiếp liên quan đến
anh em DCCT chúng tôi từ HN đến Sài Gòn.
Ngày 26.02.2009 là lễ an táng ĐHY Phaolô-Maria-Giuse
Phạm Đình Tụng tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Tôi là một thành viên trong Ban Tổ chức
Lễ Tang và là người viết tiểu sử ngài và tổ chức truyền thông lễ tang, vì vậy
tôi phải ở lại nhà thờ cho đến khi hạ huyệt xong mới về. Khi tôi vừa mới đến đầu
nhà hội, chỗ phòng Thầy Bàng, một Đức Cha lớn tuổi đã về hưu chặn tội lại và
nói:
Cha Khải biết vừa có chuyện gì chưa? - Dạ có chuyện
gì thế thưa Đức Cha? Đức Hồng y Mẫn vừa gặp các giám mục chúng tôi sau lễ tang
mà không có Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Ngài nói với chúng tôi «Quý Đức Cha đừng đến các nhà thờ của DCCT
làm lễ kẻo làm tổn hại đến mối quan hệ với Nhà Nước.» Tôi chạy đi tìm xem ĐHY
ở đâu để hỏi tại sao thì Thầy Bàng nói ĐHY đã lên xe ra sân bay về lại Sài Gòn!
Kết cục ngay chiều hôm đấy, một đức giám mục của một
Giáo phận Miền Bắc nói với tôi: «Cha Khải
ơi! Mình thứ bẩy đầu tháng này không đến Thái Hà chủ sự lễ hành hương kính Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp được nhé!» – Lúc bấy giờ đang có Năm Thánh Thái Hà nhân kỷ
niệm 80 năm thành lập giáo xứ và Cha Bề trên Vũ Khởi Phụng đã giao cho tôi
nhiệm vụ mỗi tháng mời một Đức Cha đến chủ sự Thánh Lễ hành hương kính Đức Mẹ
HCG vào trưa thứ bẩy.
***
Năm 2010 DCCT dự định phong chức linh mục cho các
thầy phó tế vào cuối tháng 6. Cha Giám tỉnh Vinh sơn Phạm Trung Thành tính mỗi
năm mời một đức giám mục từ một vùng truyền giáo của nhà dòng đến truyền chức
cho anh em. Năm ấy ngài mời một đức giám mục ở Miền Bắc và đức giám mục này đã
nhận lời. Còn khoảng nửa tháng đến ngày truyền chức thì ngài báo ngài không đến
được, vì ĐHY Phạm Minh Mẫn gọi điện ngăn cản. Lý do là trong số các tiến chức
có hai thầy nhà nước không đồng ý cho thụ phong linh mục.
Tôi nghe mà buồn hết sức! ĐHY là đại diện Giáo Hội,
hẳn ngài biết quyền truyền chức linh mục là quyền căn bản và bất khả xâm phạm
của Giáo Hội. Thế quyền không được xen vào mà có xen cũng không được! Cũng lắm
thế quyền có thể ngăn chặn tân chức đi làm việc mục vụ. ĐHY là đại diện Giáo Hội,
hẳn ngài biết điều ấy và ngài phải bảo vệ cái quyền cơ bản của Giáo Hội. Đằng
này ngài lại đi làm cánh tay nối dài của thế quyền để bách hại DCCT bằng cách
chủ động ngăn chặn các giám mục khác đến truyền chức. Tôi chỉ biết than trời!
Tại sao ngài lại suy nghĩ và hành xử như vậy?
Chỉ có ngài mới có thể trả lời!
Kết cục, Cha Giám Tỉnh Phạm Trung Thành phải chạy đến
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh. Ngài nói: «Tớ
đồng ý sẽ đến phong chức cho các anh. Nhưng các anh đừng thông báo và đừng ghi
trên thiệp phong chức rằng giám mục truyền chức là tớ. Làm vậy để ĐHY Phạm Minh
Mẫn không có lý do chủ động gọi điện cản tớ! Còn các anh là Dòng Giáo Hoàng,
nhà thờ và nhà dòng là lãnh địa của các anh, khi các anh mời thì tớ có quyền đến!»
Thế là năm ấy thiệp phong chức linh mục người ta
không thấy để tên giám mục truyền chức. Có lẽ là lễ truyền chức công khai duy
nhất mà đến giờ phú cuối người ta không biết đức giám mục nào sẽ truyền chức. Đúng
ngày giờ đã định (26.06.2010) Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh có mặt tại Đền Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp Sài Gòn và bắt đầu Thánh Lễ truyền chức. Mọi sự diễn ra tốt đẹp. Lễ
xong ngài trở lại Tu hội Nazaret Khiết Tâm, bên xa lộ Đại Hàn, Thủ Đức, nơi cha
Minh và cha Tám là anh ngài đang phục vụ ở và là nơi ngài thường cư trú mỗi khi
về Sài Gòn. Ngài kể với tôi (NVK): «Tớ
vừa về đến nơi thì đã thấy mấy anh an ninh ngồi đợi tớ ở đấy rồi! Các cha thầy
ở đó nói họ đợi tớ từ sáng rồi!» Họ nói gì với ngài và ngài đáp lại ra sao?
Đó là câu chuyện chúng tôi kể khi khác!
Thế đấy! ĐHY đã tự biến mình thành công cụ của chế độ,
ít ra là trong một vài việc liên quan trực tiếp đến DCCT chúng tôi mà tôi là
chứng nhân! Buồn vì bị thế quyền ngăn chặn thì ít mà đau vì bị chính người
trong nhà làm cánh tay nối dài của tà quyền để làm hại anh em thì nhiều!
( Còn tiếp )
Chú thích: Cha Trương Bá Cần có viết một số sách về
lịch sử Giáo hội Công giáo Việt
Các sách của ngài hầu hết đều được viết trong quan điểm
chống Giáo hội Công giáo và đả kích công cuộc truyền giáo của các cha thừa sai
Chính vì thế các sách của ngài không có (imprimatur)
nghĩa là không phép xuất bản của đấng bản quyền. Vậy mà trên internet tôi vẫn
thấy quảng cáo được bày bán ở Nhà sách Hòa Bình của Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn.
Trên thực tế có còn được bày bán ở Nhà sách Hòa Bình
không? Xin các bạn xem giúp. Nếu còn xin các bạn nói các soeurs đừng bán và các
bạn cũng đừng mua. Nếu ai mua đọc thì cũng phải tỉnh thức và nhớ rằng các sách đấy
viết không đúng sự thật và là công cụ phá đạo của nhà nước!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn
Khải DCCT
Comments
Post a Comment