CSVN đã giết TGM Nguyễn Kim Điền như thế nào?
CSVN
đã giết
TGM Nguyễn Kim Điền
như thế nào?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2774155722886024&id=100008748690903
Dưới đây là chứng từ của
linh mục Nguyễn Văn Lý (người được biết khắp thế giới qua bức hình «bị công an bịt miệng ngay tại tòa án»),
vốn từng là thư ký của Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Ðiền.
Ðức Cố TGM Philipphê Nguyễn
Kim Ðiền, sinh năm 1921, nguyên là một Linh mục xuất sắc của Giáo phận Sài Gòn.
Ngài làm giáo sư Tiểu chủng viện, rồi làm Giám đốc Tiểu chủng viện Giáo phận
Sài Gòn. Ngài nói và viết tiếng Pháp gần như một nhà trí thức Pháp. Ngài đã trở
nên một trong những thành viên đầu tiên của Dòng Tiểu Ðệ Phúc Âm theo tinh thần
của Cha Charles de Foucauld do Cha René Voillaume thành lập. Từ đó, Ngài đạp
xích lô để mưu sinh và gần gũi với giới lao động. Năm 1960, Ngài được chọn làm
Giám mục Cần Thơ. Năm 1964, Ngài được chọn làm Giám quản Tông tòa Tổng Giáo
phận Huế. Ít lâu sau Ngài chính thức làm Tổng Giám mục Huế.
Năm 1975, Ðức TGM Ðiền không hề bị một bệnh nào, chỉ thỉnh thoảng bị cảm lạnh. Từ 1981, Ngài bị bệnh nhồi máu cơ tim, thỉnh thoảng tim ngừng đập vài giây, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, suy thận, đau cột sống và tiểu đường, mỗi thứ một ít, nhưng chưa có bệnh nào nặng đến nỗi gây ra cái chết đột ngột.
Cuối tháng 05-1988, Ngài xin vào điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trãi, sao cho tạm ổn định để có thể đi Rôma.
Chẳng biết có sự gợi ý của
CSVN hay không, nhưng cho dù có, thì cũng chỉ vì chân tình và ngay tình, có hai
Ðức Giám mục (tạm thời xin giấu tên) thăm Ngài hai lần khác nhau tại bệnh viện
Nguyễn Trãi, khuyên Ngài xin vào bệnh viện Chợ Rẫy để có thể xét nghiệm làm hồ
sơ xin đi nước ngoài chữa bệnh, vì theo hai Ðức Giám mục nầy cho biết, trên
nguyên tắc Chính quyền CSVN đã đồng ý. Hai Ðức GM nầy còn cam đoan là CSVN
không đến nỗi dùng thủ đoạn gì đâu (?!). Ngài nghe lời và xin chuyển qua bệnh
viện Chợ Rẫy đầu tháng 06-1988, mục đích là để được khám nghiệm trước khi lên
máy bay đi Rôma.
CSVN từ Huế đã vào Sài Gòn
theo dõi Ngài sít sao và tham gia chỉ đạo các kế hoạch. Tôi có thể nêu tên của
một sĩ quan công an CS lo việc nầy hiện nay đang công tác tại Huế.
Sáng 6-6-1988, cả 2 Linh
mục Huế: Vệ và Hoàng theo chăm sóc Ngài đều vắng mặt. Ngài có người em ruột là Nguyễn
Thị Thủy, Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán (quen gọi là Dì Sáu) thường trực
bên cạnh Ngài rất chu đáo, cẩn thận, không để Ngài uống thuốc gì mà không kiểm
tra chặt chẽ. Nhiều Nữ tu Huế cũng xin được vinh dự chia sẻ gánh nặng túc trực
chăm sóc Ngài. Sáng hôm đó, Nữ tu Nguyễn Thị Quí, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm Huế,
xin phép thay Nữ tu Thủy để được săn sóc Ngài.
Lợi dụng chỗ sơ hở nầy,
khoảng từ 10 đến 11g ngày 06-06- 1986, một cô y tá đến trao cho Ngài một nắm
thuốc. Ngài hỏi cô y tá: «Cô cho tôi uống
thuốc gì vậy?». Cô trả lời rất cộc cằn lỗ mãng: «Nhiệm vụ của ông là phải uống những gì chúng tôi điều trị ông, không được
hỏi lôi thôi gì cả». Ngài rất phân vân. Cuối cùng Ngài bằng lòng uống. Uống
xong, Ngài cảm thấy rất đau đớn. Ngài hỏi cô y tá: «Cô biết tôi mấy giờ nữa thì chết không?». Cô y tá ấy hốt hoảng và
run sợ trả lời: «Con lạy cụ, xin cụ tha
lỗi cho con! Việc nầy là do cấp trên.» Ðức Tổng trả lời: «Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi
còn tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm. Tôi tha thứ hết». Sau đó, thấy dì
Sáu vào, Ngài nói với Dì Sáu: «Chén đắng
Chúa trao anh đã uống xong. Xin trọn theo ý Chúa». Dì Sáu báo cho cô y tá
biết Ngài đau đớn lắm.
Khoảng 12g30 trưa, cô y tá
ấy trở lại cho Ngài uống một liều thuốc khác. Sau đó Ngài bị tiêu chảy liên tục
cho đến chết, không cầm lại được. Các nhân chứng hiện nay đều còn sống, một số
Nữ tu cần tạm giấu tên một thời gian.
Khoảng 13g ngày 8-6-1988,
Ngài bấm chuông gọi cấp cứu, nhưng không có ai đến cả. Vài phút sau, Ngài qua đời
tại phòng Ngài nằm điều trị bệnh. Phòng nầy nay đã thay đổi số (lúc đó, người
thân không ai nhớ số phòng), chỉ nhớ ở tầng lầu thứ 9, bệnh viện Chợ Rẫy, Sài
Gòn. Lúc ấy chỉ có Dì Sáu bên cạnh.
Vì vụ việc có nhiều ám muội
(lúc Ðức TGM Ðiền qua đời xong, môi miệng Ngài tím bầm, 2 tay cũng tím thẫm), nên
có một nữ tu kín đáo theo dõi cô y tá vừa cho Ngài uống thuốc, đã đi theo cô và
nghe được câu nói rất quan trọng nầy của cô khi cô gọi điện thoại cho cấp trên:
«Vụ việc đã hoàn thành». Nữ tu ấy nay
còn sống ở Huế.
Vì thân nhân muốn đưa xác
ra Huế, bệnh viện đã mổ lấy bộ ruột của Ngài. Bộ ruột nát bầy nhầy khác thường.
Một bác sĩ tên Bình, bệnh viện Chợ Rẫy, trao nó cho thân nhân và đề nghị không
nên đưa về nhà nữa. Lúc đó, các thân nhân quá đau lòng, không ai còn bình tĩnh để
nhận lãnh cả. Bệnh viện đã đem chôn bộ ruột, nay chưa tìm ra dấu vết.
Sau đó, cô y tá ấy thanh
minh rằng cô không biết Vị mà cô cho uống thuốc là ai, và cô đã xin lỗi thân
nhân. Cô được gửi đi du học ngay tại Cộng Hòa Dân Chủ Ðức (Ðông Ðức) và theo
thời hạn là sẽ trở về Việt
Xác Đức TGM được đưa về Tòa
TGM Sài Gòn.
Tin tức về cái chết của
Ngài bị bưng bít hoàn toàn. Tất cả các đường điện thoại gọi ra Huế đều bị cắt. Lúc
bấy giờ chưa có Fax, chưa có E-mail. Nội bộ Giáo hội chẳng ai có điện thoại di động.
Và tất cả các điện tín khẩn gửi ra Huế đều không được trao ngay (người ta chỉ
mang đến cho Tòa TGM Huế cả một chồng dày sau khi Ngài đã được an táng). Các
linh mục tại Huế thì chỉ biết tin nhờ Radio Veritas, Philippin. Sau đó mới tổ
chức để đưa xác Ngài về Huế.
Nhà Nước gây rất nhiều trở
ngại để việc đưa xác Ngài về Huế bị chậm lại. Dầu vậy, giáo dân GP Huế quá thương
tiếc Ngài đã đón tiếp xác Ngài rất trọng thể. Có công an kín đáo tháp tùng bám
sát, có nhân viên của CSVN quay phim đầy đủ.
Xác Ngài được liệm trong
hòm bọc kẽm, phần trên có lồng kính để thấy được mặt. Môi ngài tím bầm, mũi trương
sình bong bóng máu, làm cho giáo dân hết sức thắc mắc. Mặc dù đã được điểm
trang kỹ lưỡng, nhưng môi Ngài vẫn tím bầm! Ðoàn xe tang chở thi hài Ðức Tổng
Giám mục về Toà Giám Mục Huế lúc 21g30 ngày 13-06-1988, và sáng 14-06-1988 được
đưa lên an vị tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam để tín hữu và quan khách kính viếng
Ngài suốt ngày đêm. Tối 14-06-1988, vì mặt Ngài biến dạng khác thường, nên ban
tẩm liệm đã đậy nắp hòm gỗ che mặt Ngài lại. Sáng 15-6-1988, Thánh lễ Ðồng tế
an táng trọng thể đã được Ðức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, TGM Sài Gòn chủ sự
cùng với hầu hết các Giám mục trong HÐGMVN, rất đông Linh mục các Giáo phận của
3 Giáo tỉnh và của Giáo phận Huế. Vì số giáo hữu quá đông, nên mãi đến tối
15-06-1988 mới hạ huyệt được, rồi ban tẩm liệm đã khoan 5 lỗ quanh hòm kẽm để
xác dễ phân hủy và an táng Ngài tại phía trái Cung Thánh Nhà Thờ Phủ Cam.
Dì Sáu, em ruột Ngài là Nữ
tu Mến Thánh Giá Chợ Quán, 118 Trần Bình Trọng, Q. 5, Sài Gòn, Đt: 08.835.0482.
Nay ở Nhà Hưu dưỡng Dòng MTG Chợ Quán, 30/1 ấp Truông Tre, xã Linh Xuân, Thủ
Ðức, Sài Gòn, Ðt 08.896.4116.
Còn cô y tá đã cho Ngài
uống thuốc là nhân viên cũ của Nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôn thê của Bs Trần Văn
Thọ, 117 Cách mạng 1-11 cũ, nay là 1 cơ quan Nhà nước. Cô có làm việc cho Bs
Nguyễn Văn Thọ, 99 Võ Tánh, gần cổng xe lửa số 6, đối diện với Nhà thờ Cơ Ðốc
Phục Lâm. Cô có 1 người bạn Công giáo, đã trọ học ở 40/5 Ngô Tùng Châu, Gia
Ðịnh, đối diện với phòng mạch Bs Hoàng Văn Ðức, khoa trưởng Y khoa Minh Ðức. Lm
Ðỗ Quang Biên, dạy trường Trí Ðức do Lm Nguyễn Văn Ngà làm hiệu trưởng, Lm
Nguyễn Văn Hòa (nay là GM Nha Trang và đã được bổ nhiệm TGM Phó Hà Nội) làm
hiệu phó, biết anh nầy. Anh hiện ở Ðà Lạt.
Kết luận:
Liều thuốc Ngài bị buộc
uống sáng 6-6-1988 là liều thuốc độc. Liều thuốc Ngài bị uống sau trưa ngày
6-6-1988 là liều thuốc xổ để giúp tẩy bớt các dấu vết chất độc trong ruột, tạo
nên cơn tiêu chảy cho đến ngày 8-6-1988 mà bệnh viện cố tình không cho cầm lại,
mặc dù Chợ Rẫy là một bệnh viện lớn nhất nhì ở Sài Gòn. Bộ ruột nát bầy nhầy
khác thường; miệng Ngài tím bầm, hai bàn tay Ngài cũng bị bầm tím, 2 hốc mắt
trái và phải đều bị tím bầm và có 2 bong bóng máu đen sẫm rất lớn tại 2 lỗ mũi,
vỡ rồi lại hiện, làm gương mặt Ngài biến dị khác thường, khiến tối 14-6-1988
một giáo hữu trong ban tẩm liệm (nay còn sống, nhưng tạm giấu tên) phải xin Lm
Nguyễn Kim Bính cho phép đậy nắp hòm gỗ bên ngoài hòm kẽm, không để khách đến
viếng thấy mặt Ngài nữa, vì quá đau lòng và khó nhìn. Kèm theo những diễn biến
chung quanh việc Ngài bị buộc uống thuốc sáng 06-06-1988 nói trên, các điều nầy
không phải là những bằng chứng Ngài đã thực sự bị đầu độc sao?
Sau đám tang Ðức TGM Ðiền,
Công an tỉnh Bình Trị Thiên đến tận trại giam Bình Ðiền, Thừa Thiên, gặp Linh
mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải nguyên một buổi sáng, kể lại cái chết và đám tang
Ngài, thanh minh về việc CSVN không hề đầu độc Ngài và dặn: «Khi được tự do, anh đừng có tin lời đồn ấy».
Sau đó, Cán bộ Giáo dục trại giam lại gặp Lm Giải thêm một buổi thanh minh rằng
Ðức TGM Ðiền không hề bị trúng độc, khuyên nên biết giải thích lại cho dân.
Năm 1989, khi thả Lm Giải
ra khỏi tù, CSVN lại nói với Lm Giải rằng: «CQ
không đầu độc TGM Ðiền». Tại sao CSVN lại phải mất công thanh minh nhiều
lần vất vả như thế và tại sao lại tự buột miệng phải thanh minh một điều không
ai chất vấn cả?
Comments
Post a Comment