Thư kính gởi Lm. Nguyễn Văn Khải và Thầy Thích Trí Chơn về bài viết «Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trong mắt tôi!»
Thư
kính gởi
Lm. Nguyễn Văn Khải và Thầy Thích Trí Chơn
về bài viết
«Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trong mắt tôi!»
January 25, 2022
Kính gởi: Linh
mục Phêro Nguyễn văn Khải.
Đồng kính gởi:
Thầy Thích Trí Chơn.
Kính thưa quý Ngài,
Trong một điện thư trả lời ông Lục Diện về những đánh
phá Phật giáo Đại thừa, chúng tôi có đề cập về sư ông Thích Nhất Hạnh.
Về Đạo Bụt của
Sư ông Nhất Hạnh: Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành
hình vào năm 1964, nhằm mục đích phát triển tăng tài, Giáo Hội đã gởi Thượng
tọa Nhất Hạnh qua Nhật Bản tu học tại một ngôi chùa thuộc giáo phái Thiên Thai
Tông, từ đó mới có Đạo Bụt. Đạo Bụt đã thay đổi Giới luật Phật chế, cho phép tu
sĩ lấy vợ và có quyền hợp cẩn với người phối ngẫu, vợ chồng cùng lưng tựa gối
vào thiền, cùng hưởng chung mọi thú vui
xác thịt như người Cư sĩ. Ngoài ra Sư Ông không cần biết nam hay nữ, thầy hay
cô, ai đến với đạo Bụt trước thì đi trước chẳng kể nam hay nữ thế gian. Chính
vì tính chất cội nguồn Phật giáo đã được đổi thay đó, nên có vô số người cùng
nhập thể với dòng Thiền Tiếp Hiện này và thi nhau ca ngợi và ra sức phát triển
Làng Mai, Làng Hồng! Nhưng một điều chúng sinh không khỏi thắc mắc qua lời
tuyên bố thiếu tính chất Phật tánh của Giáo Chủ Đạo Bụt về chuyện 300,000 nóc
gia thì chẳng thấy một ai lên tiếng!
Nếu đem giới luật Phật chế để kiểm chứng về công hạnh
tu hành của sư ông Nhất Hạnh, qua sự vọng ngữ 300,000 nóc gia, thì Sư ông vẫn
chưa hành trì được 5 giới luật cho người cư sĩ tại gia.
Muốn thiền để đi vào tĩnh lặng thì điều cốt yếu và ắt
có là tâm phải tịnh. Sư ông có gia đình và 2 con, còn ham muốn hưởng lạc thú
trong dục giới, sắc giới, còn đam mê thể xác trong chốn phòng the, thì tâm làm
sao có thể đi vào chỗ tịnh không để nhập thiền đây chứ!? Có chăng Sư ông hòa
nhập với Thiên thai tông. một tông phái Tân Tăng Phật giáo Nhật Bản mà Sư Ông đã
hấp thụ, học đòi vào thời gian Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cử Thượng
tọa (TT) Thích Nhất Hạnh qua Nhật tu học nhằm đào tạo tăng tài, nhưng cái tài
của Thiên Thai Tông đã hòa nhập TT Nhất Hạnh vào trong cảnh đào nguyên cùng với
nàng tiên nữ. Trong cảnh sắc thiên thai đó, cảm giác chơi vơi du dương êm ả đó,
pha lẫn với tiếng chuông, mõ, tiếng kinh Phật, đem giáo lý nhà Phật, làm lôi
cuốn chúng sanh, mà tưởng như mình đang nhắm mắt thiền định, như lời thầy Thích
Trí Chơn cho rằng Sư ông Nhất Hạnh đang gieo trồng hạt giống Phật! Kỳ thực các
Sư ông, Sư bà, Sư thầy Sư cô, Sư anh, Sư em đang ru mình trong Tịnh Thất Bồng
Lai! Có «Bồng Lai» thì làm sao vượt
ra ngoài tam giới để được thanh tịnh được đây? Vì một người đã xuất gia để trở
thành tỳ kheo có nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, và xuất tam
giới gia. Có chăng là «Tịnh Thất» với
tiên nữ ở chốn bồng lai tiên cảnh trong cõi duc giới mà thôi ! Mà còn với người
thì nghiệp duyên vẫn còn bôn ba chưa dứt, nợ ba sinh vẫn mãi trầm luân hết kiếp
này đến kiếp khác! Thiết tưởng điều này người con Phật chân chính chúng ta đều
quá rõ, chúng ta đánh lễ một vị Thầy, một Sư ông vì các Ngài sống trên tất cả
và sống vì tất cả và đạo nghiệp thanh tịnh.
Sống trên tất cả là những ham muốn nhục dục, vợ đẹp,
con khôn mà các Ngài vượt qua được; Sống vì tất cả là sống cho sự khổ đau của
chúng sinh, cho dân tộc, đạo pháp được viên miễn trường tồn, thoát khỏi ác đảng
Cộng sản và đạo nghiệp thanh tinh là có đời sống phạm hạnh (thân, khẩu, ý) giữ đúng
250 giới luật của Tỳ Kheo.
Dựa trên 3 tính chất thiết yếu đó, chúng ta có thể
xét Sư Ông Nhất Hạnh có thực sống trên tất cả và sống vì tất cả không?
Sống trên tất cả
Một khi Sư ông còn vướng mắc vào những tục lụy của
thế gian, thì Sư ông và người cư sĩ chúng tôi đều như nhau cả! Hình ảnh Tăng
chúng khóc lóc, bái lạy sư ông Nhất Hạnh trong ngày lễ nhập quan hoàn toàn
không thể hiện đúng với lời Phật dạy..
Sống vì tất cả
Năm 2005 Sư ông Nhất
Hạnh đưa ra 6 điểm đề nghị ĐCS Việt Nam cởi mở
https://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/sau-diem-de-nghi-cua-thien-su-thich-nhat-hanh/
Thoạt nghe tưởng chừng như tiếng lòng Sư ông Nhất Hạnh vô cùng yêu dân, thương
nước, mến đạo. Với 6 điểm đề nghị này đã đánh động quý Ngài và Tăng chúng Làng
Mai, Làng Hồng và Phật tử theo hầu mang quan niệm tu không làm chính trị đã tôn
vinh Sư ông là một Sứ giả Hòa bình, đem lại hạnh phúc cơm no áo ấm cho toàn
dân. Quý Ngài đã đánh trống thổi kèn tung hô Sư ông đưa gần 200 Tăng, Ni Tiếp
hiện về Việt
«…Để chính phủ
Hoa Kỳ lấy đó:
1) Mỹ xóa CSVN khỏi danh sách CPC (Countries
of Particular Concern = Những Quốc Gia Đặc Biệt Đáng Quan Tâm vì Lý Do Đàn Áp
Tôn Giáo). Sau khi đã được lấy tên ra khỏi CPC, CS đàn áp tôn giáo càng dữ dội
hơn nữa, i.e.: Phật Giáo (Chùa Thầy Không Tánh bị đập phá), Công Giáo (Thái Hà,
Cồn Dầu, Loan Lý), Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài…
2) Mỹ cho
VN gia nhập vào WTO (World Trade Organization =
Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) nhờ vậy chế độ được tồn tại cho đến ngày hôm
nay, cán bộ trở thành tư bản đỏ…. nhưng tuyệt đại đa số dân chúng vẫn nghèo đói,
sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, thanh niên nam nữ di làm nô
lệ lao động, nô lệ tình dục khắp thế
giới….»
Võ Nguyên Giáp tiếp Sư ông Nhất Hạnh và Tăng thân
Tiếp hiện Làng Mai tại nhà riêng – ảnh chụp tháng 4-2007
Sau khi CSVN đạt thỏa thuận được chính phủ Hoa Kỳ đã
xóa CSVN ra khỏi danh sách CPC và cho Việt Nam gia nhập WTO, thì đang mân mê
những ngôi chùa tiếp hiện sẽ mọc lên như nấm, với đầy rẫy Sư sãi nam nữ thọ thọ
tương thân, thì hay tin CSVN dùng sư
Quốc Doanh Thích Đức Nghi, dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo
Chính Phủ của CS, chiếm đoạt Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng, trục xuất tất cả Tăng
Ni Phật Tử Tiếp Hiện ra khỏi Thiền Viện Bát Nhã.
Sở dĩ chúng tôi nêu lên những điều trên, hầu Linh mục
Nguyễn Văn Khải và thầy Thích Trí Chơn hiểu cho là, chúng tôi thể hiện tinh
thần của người cư sĩ trong công cuộc hô pháp, hộ quốc để nói lên tất cả sự
thật, vì đạo Phật là đạo như thật. Cũng vì tinh thần đó, hôm nay nhân đọc được điện
thư của LM Nguyễn Văn Khải, với tựa THIềN
SƯ THÍCH NHấT HạNH TRONG MắT TÔI, có đoạn LM Khải cho rằng : «Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã
bắt chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có
cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa
trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.»
Nhân đây chúng tôi kính xin được góp ý với Linh mục
nên hoan hỉ nghiên cứu Phật giáo một cách tường tận hơn, để LM biết rằng:
Tuần lễ đầu tiên, đức Thế Tôn ngồi trên bồ đoàn suốt
bảy ngày để chiêm niệm về pháp thập nhị nhân duyên nên tuần lễ này còn được gọi
là Tuần lễ bồ đoàn chiến thắng – Pallaṅkasattāha. – via NGUồN:
https://phatgiao.org.vn/chi-tiet-7-tuan-kiet-gia-duoi-goc-cay-bo-de-cua-duc-phat-d33425.html
1. Trước công nguyên 541 năm Đức Phật Thích Ca đã
ngồi dưới cây Bồ Đề thiền định, sau 49 ngày Ngài đã đắc đạo, và Đức Chúa Jesu
ra đời sau 541 năm có nghĩa là thiền định xuất phát từ Phật Giáo mà ra.
2. Phật giáo khác với tôn giáo khác. Phật giáo không
tin vào thượng đế hay Đấng Toàn năng có thể sinh đẻ ra con người và tạo ra mọi
vạn vật muôn loài chúng sinh sống trong vũ trụ này. Phật giáo cho rằng tất cả đều
do đất, đá, gió, lửa và tùy theo căn nghiệp của mỗi chúng sinh mà tùy duyên,
tùy lúc, tùy khúc, tùy thời mà sinh ra, mà thành, cho nên đạo Phật thoát ra mọi
giáo điều. Ai tu người đó hưởng, niệm Phật thành Phật, làm lành tránh dữ thành
Phật và Phật giáo có 84,000 pháp môn tu và tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh
mà hành. Vì thế, Đạo Phật có nhiều tông phái Phật giáo.
3, Sư ông Nhất Hạnh tuy theo dòng Tiếp Hiện của Phật
giáo Nhật Bản, đáng lẽ Sư ông sống an nhiên tự tại, hòa mình với thiên nhiên,
với sông nước hữu tình để tâm an nhàn không bon chen, không sân hận với ai, nhưng
Sư ông với lòng tham quá lớn muốn sao cho tên tuổi của Sư ông được vang dội,
tỏa sáng hơn người. Với lòng tham chất chứa tự tâm, khởi đầu ông đã áp dụng cho
tổ chức Thanh Niên Phụng Sự xã Hội, một tổ chức đầu độc giới trẻ không rõ lý tưởng
về 2 chữ tự do, chạy theo thiên tả như đám Dân chủ cấp tiến ngày nay vậy. Bảo
rằng «các trung tâm Làng Mai đã bắt chước
theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo», thì quả LM đã hơi võ đoán vì theo như chúng tôi được
biết, ngược lại đã có nhiều vị linh mục Thiên Chúa Giáo đã đến Làng Mai để học
thiền với Sư ông Nhất Hạnh Như vậy, nhận
xét của LM về điểm này theo tôi nghĩ hoàn toàn không đúng sự thật, chúng ta
không thể vẽ rắn thêm chân hoặc thừa nưóc đục thả câu, như vậy thiếu tinh thần
khách quan.
Kính chúc LM Nguyễn Văn Khải và thầy Thích Trí Chơn
vô lượng an lạc.
Trân trọng
Nguyên Nguyên Hoàng
Phóng sự cộng đồng: phỏng vấn Lm. Phero Nguyễn Văn
Khải - youtube
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trong mắt tôi
Về đời sống của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ (C th Ph ,ni su Ch Kh ) con. Ông chỉ nhận là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, là thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn!
Về sách vở của Thiền sư TNH: xét trên quan điểm tâm
linh tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư
tưởng gì cao sâu, độc đáo.
Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt chước
theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và
thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền
tảng triết học và Phật học uyên thâm.
Giới trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa
ở Tây Phương, chẳng còn biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng là
con người nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của
ông như một cái mode thời thượng. Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai
giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.
Giới trí thức Phật giáo và những nhà tu Phật giáo
uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực tâm linh thấy tư tưởng,
những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước
ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. ở những nơi ấy sách vở và cách tu của
ông không có đất sống. Các bạn có thấy có Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không?
Không! Cả ở Hàn Quốc, Đài Loan cũng không!
Về đời sống dấn thân của Thiền sư: trước sau ông chỉ
lợi dụng nỗi đau của đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường
như không quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trước 1975, ông chống
VNCH, ông «phản chiến» cuộc chiến bảo
vệ tự do và độc lập của Miền
Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS
lợi dụng ông và ông lợi dụng CS được bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được
Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo
Năm 2006, trước khi đến Việt
Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông
và môn phái ông. Ông lợi dụng Mỹ và lợi dụng cộng sản để làm điều ấy. Ông đánh
bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông
bị «hors-jeux» vụ bị khủng bố 11
tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương vốn thích
ông.
Thích ông là quyền của các bạn. Tôn vinh ông là quyền của các bạn. Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh
những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa,
Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.
Tuy nhiên,
trong tư cách là linh mục Công giáo tôi lấy làm xấu hổ và đau đớn khi có người
Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo «phong
thánh» cho ông, cả một trang mạng Công giáo cấp giáo phận cũng có bài về
ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo
thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!
Một người tu
hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với
nhau và phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào mình. Đức Đạt
Lat Lạt Ma là người như vậy. Còn Thiền sư NTH tôi không thấy được như vậy và vì
vậy ông cũng không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu
biết. Ngay cả trong lòng các Phật tử quốc gia cũng không!
Lm. Phêrô
Nguyễn Văn Khải DCCT
Comments
Post a Comment