16 Chương 16 - Vai trò của Đau khổ và Chết chóc
Chương 16
Vai
trò của Đau khổ
và Chết chóc
và Chết chóc
Người Dothái
đã quen với bách hại và đau khổ. Theo nguyên tắc thì người công chính luôn luôn
chịu đau khổ vì chính sự công chính của mình, và một người Dothái chân chính sẽ
sẵn sàng chết thay vì lỗi phạm lề luật. Trong thời Macabê (hai thế kỷ trước Đức
Giêsu) nhiều thanh niên Dothái đã chịu đau khổ và tử đạo vì lề luật. Khi người
Lamã chiếm Đền Thờ lần đầu tiên năm 63 Tây lịch, các giáo sĩ đã chết tại chỗ
khi làm việc tế tự thay vì bỏ chạy. Những người Dêlót trong thời Đức Giêsu đã
sẵn sàng chịu mọi tra tấn hơn là gọi Xêda là Chúa. Hàng ngàn người bị quân Lamã
đóng đinh thập giá. Ở Masađa năm 73 Tây Lịch
họ tự sát tập thể thay vì chấp nhận một vị vua ngoại đạo.
Đàng khác các
ngôn sứ đã bị bách hại do các lãnh tụ Dothái ở Giêrusalem vì các ông công kích Israel . Ở thời Đức
Giêsu, hình ảnh ngôn sứ được xem là hình ảnh tử đạo, cũng như có truyền thuyết
rằng tất cả mọi ngôn sứ đã phải chịu đau khổ và tử đạo (Mt 23:29-37) CV 7:52)
Chết trong
những trường như thế được xem là đền tội- cho mình và cho người khác. Người
Kitô tiên khởi đã không bịa đặt ý tưởng tử đạo hoặc đền tội hay chết để chuộc
tội; nhưng đó là truyền thống Dothái của họ.
Nhưng thái độ
của Đức Giêsu về đau khổ và chết chóc thế nào?
Cũng như mọi
người công chính khác, Đức Giêsu và các môn đệ nghĩ rằng mình sẽ bị bách hại.
Cũng như người Dêlót, các ngài sẽ sẵn sàng vác thập giá và chịu đóng đinh (c
8:34). Cũng như các ngôn sứ, các ngài phải nghĩ đến việc tử đạo. Nhưng còn có
cái gì hơn thế nữa. Đức Giêsu dạy một điều mới mẻ, đó là chịu đau khổ và chết
chóc sẽ đem «vương quốc» đến.
«Phúc cho người nghèo ...
Phúc
cho người bị bách hại ...
nước
trời là của họ.
Phúc
cho anh chị khi người ta sỉ nhục, bách hại và cáo gian anh chị .. vì họ cũng
đã
bách hại các ngôn sứ trước anh chị. »
(Mt 5:3, 10-12).
Những lời
chúc phúc đó tự nguyên thuỷ chỉ nhằm cho người nghèo và người bị đàn áp. Nhưng
chính Đức Giêsu và các môn đệ, vì từ bi và liên đới với những người bị áp bức,
lại bị bách hại và khai trừ. Để vào «vương
quốc» với người nghèo và người bị đàn áp thì phải bỏ hết của cải, phải sẵn
sàng bỏ nhà cửa, gia quyến và hy sinh mọi hy vọng về uy tín, danh tiếng và làm
lớn. Nói cách khác, phải từ bỏ chính mình (Mc 8:34) và sẵn sàng chịu đau khổ.
Thật là mâu
thuẫn, mâu thuẫn về long từ bi. Một điều mà Đức Giêsu quyết tâm tiêu diệt chính
là đau khổ: sự đau khổ của người nghèo và người bị đàn áp, đau khổ của bệnh
nhân, đau khổ khi tai ương xảy ra. Nhưng phương cách độc nhất để tiêu diệt đau
khổ là từ bỏ mọi giá trị trần thế và gánh lấy hậu quả. Chỉ có thiện chí chịu
đau khổ mới chinh phục được đau khổ trên trần gian. Từ bi sẽ tiêu diệt đau khổ
bằng cách cùng đau khổ với và nhân danh những ai đau khổ. Có cảm tình với người
nghèo mà lại không chịu chia xẻ những khổ đau của họ thì chỉ là tình cảm bâng
quơ. Không thể chia xẻ cái phúc của người nghèo nếu không chia xẻ những khổ đau
của họ.
Nhưng Đức
Giêsu còn đi xa hơn thế nữa. Cái chết cũng là một mâu thuẫn giống như đau khổ.
Có một bí ẩn về sự sống và cái chết trong mọi truyền thống, trong nhiều chỗ
trong các phúc âm và dưới nhiều hình thức (Mc8:35; Mt 10:39; Lc 14:26; Gio
12:25). Chắc hẵn nó dựa vào lời của chính Đức Giêsu. Nếu cẩn thận so sánh các
bản văn, chúng ta có thể kết luận rằng cái bí ẩn nguyên thủy, hay mâu thuẩn,
chỉ đơn sơ thế này: Ai cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó; ai mất mạng sống mình
thì sẽ cứu lấy nó. Nên nhớ rằng đó là một bí ẩn. Nói rằng mất mạng sống mình ở
đời này để được sống đời sau thì đâu còn là một bí ẩn. Như vật nó có nghĩa gì ?
Cứu mạng sống
mình là bám lấy nó, là yêu nó và gắn bó với nó, và như thế là sợ chết. Mất mạng
sống mình là buông nó ra, không bám lấy nó và như vậy là sẵn sàng chết. Cái mâu
thuẫn là người sợ chết thì đã chết rồi, trong khi người không sợ chết thì khỉ
sự sống. Một đời sống chân chính và có giá trị chỉ có được khi người ta sẵn
sàng chết.
Nhưng người
ta đặt câu hỏi rằng phải sẵn sàng chết cho thứ gì. Những tử đạo Macabê thì chết
cho lề luật; người Dêlót thì chết để bảo vệ chủ quyền của Thiên Chúa Israel ; kẻ khác
thì chết cho những lý do khác. Đức Giêsu không chết cho một nguyên do nào cả.
Theo ý ngài, thì phải từ bỏ mạng sống mình cũng giống như từ bỏ của cải, uy
tín, gia đình và quyền lực, vì kẻ khác. Từ tâm và yêu thương bắt buộc phải làm
mọi sự cho kẻ khác. Nhưng nói rằng sống cho kẻ khác nhưng lại không sẵn sàng
chịu đau khổ và chết cho họ thì đó là người nói dối, và chính họ đã chết rồi.
Đức Giêsu thật sự sống vì ngài sẵn sàng chịu đau khổ và chết, không phải cho
một lý do nào nhưng là cho loài người.
Việc sẵn sàng
chết cho người khác cần phải xác định rõ hơn. Không phải là sẵn sàng chết cho
một người hay vài người, nhưng là sẵn sàng chết cho mọi người. Nếu chỉ sẵn sàng
chết cho một vài người, thì đó chỉ là tình liên đới phe nhóm. Sẵn sàng chết cho
toàn thể nhân loại mới là tình liên đới phổ quát.
Đức Giêsu sẵn
sàng chết cho loài người, thì đó là một hành vi phục vụ , cũng như tất cả hành
vi trong cuộc sống của ngài đều nhằm vào phục vụ, phục vụ cho mọi người. «Vì Con Người đến không phải để được phục vụ
nhưng là để phục vụ và để dâng hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều
người» (Mc 10:45). Giá chuộc được trả để chuộc lại hay giải phóng người
khác. Dâng hiến mạng sống mình làm giá chuộc là sẵn sàng chết đi để cho kẻ khác
được sống. «Cho nhiều người» là thành
ngữ Dothái hay Aramích có nghĩa là «cho
mọi người». Trong bữa tiệc cuối cùng Đức Giêsu cũng đã báo trước việc ngài
dâng hiến máu của mình «cho nhiều người»
(Mc 14:24; Mt 26:28).
Chúng ta đã
bàn luận việc Đức Giêsu sẵn sàng chết, còn chính cái chết của ngài thì sao? Sẵn
sàng chết cho nhân loại thì hiểu được, nhưng trong hoàn cảnh nào mới gọi là
chết cho nhân loại? Có trường hợp nào mà chết thì phục vụ tốt hơn là tiếp tục
sống?
Chắc hẵn Đức
Giêsu ý thức được những hậu quả nguy hiểm do những gì ngài làm và nói. Hêrốt đã
giết Gioan Tẩy giả và giờ đây cũng có tiếng đồn ông muốn giết Đức Giêsu (Lc
13:31). Sau biến cố ở Đền Thờ, mạng sống của Đức Giêsu lại bị đe doạ làm ngài
phải lẫn tránh. Chính trong lúc này Đức Giêsu quyết định đến Giêrusalem để chết
(Mc 8:31; Lc 5:51; 13:33). Tại sao?
Dường như Đức
Giêsu đang đứng trước hai quyết định: đi trốn để tránh cái chết hay là ra mặt
để lãnh lấy cái chết. Bốn hay năm ngàn người với Phêrô và các môn đệ đã muốn
ngài ra mặt làm Vị Cứu Tinh mà dẫn một đoàn quân hay một lực lượng nào đó để
chiến thắng kẻ thù ở Giêrusalem. Nhưng vũ khí của Đức Giêsu là lòng tin, chứ
không phải vũ lực. Ý định của ngài vẫn luôn luôn là khơi dây lòng tin nơi «vương quốc». Ngài không thể làm điều đó
cách hữu hiệu nếu tiếp tục lẫn trốn. Nhưng nếu ngài ra mặt thì sớm muộn sẽ phải
bị bắt và bị chết - trừ khi cái chết của ngài có thể làm khơi dậy niềm tin nơi
«vương quốc».
Để khơi dậy
niềm tin nơi «vương quốc», suốt đời
ngài đã phục vụ người bệnh tật, người nghèo, người tội lỗi, các môn đệ, cả đến
những kinh sư và người Pharisêu, cũng như tất cả mọi người. Không còn có cách
nào khác để cứu dân chúng khỏi tội lỗi, đau khổ và tai ương sắp xảy ra. Không
còn có cách nào khác để làm cho «vương
quốc» đến thay vì tai ương. Nhưng nếu ngài không được phép làm thế, không
được rao giảng hoặc khơi dậy lòng tin bằng lời nói và hành động của mình, thì
ngài sẽ phải làm gì?
Ngài không
thể nhượng bộ bằng cách chấp nhận làm Vị Cứu Tinh và dùng đến bạo lực . Ngãi cũng
không thể sửa đổi lời nói cho hợp với chính quyền (nếu còn thì giờ). Chỉ còn
cách là chịu chết. Trong trường hợp này thì cái chết là phương cách độc nhất để
tiếp tục phục vụ nhân loại, phương cách độc nhất để nói với loài người (Gio
7:1-4), phương cách độc nhất để làm chứng cho «vương quốc». Việc làm thì tốt hơn là lời nói và cái chết thì tốt
hơn là việc làm. Đức Giêsu chịu chết để cho «vương quốc» đến được.
Các sách Phúc
âm đều nhất quán đưa ra hình ảnh Đức Giêsu biết và sẵn sàng lãnh lấy cái chết.
Những từ và thành ngữ được dùng, nhất là thành ngữ «dự báo khổ nạn», có thể đã được thêm vào sau khi ngài chết. Tuy
nhiên điều căn bản là ngài biết và sẵn sàng lãnh lấy cái chết.
Điều đáng chú
ý nữa là các «dự báo» đã xảy ra trong
lúc ngài đi ẩn trốn. Dự báo thứ nhất là để đáp lại lời tuyên xưng của Phêrô
rằng Đức Giêsu là Vị Cứu Tinh (Mc 8:29-33), và sau mỗi trong ba dự báo chính là
lời khuyên răn hãy từ bỏ mình, phải sẵn sàng chết, phải làm tôi tớ và phải chọn
chỗ thấp nhất (Mc 8:34-37; 9:31-37; 10:33-45).
Không có bằng
chứng nào nói rõ rệt Đức Giêsu biết chi tiết về cái chết của ngài thế nào. Các
môn đệ có bị bắt hay là chỉ có ngài? Theo nhiều tác giả thì Đức Giêsu nói như
thể ngài nghĩ rằng ngài và các môn đệ sẽ cùng bị xử trảm (hoặc ngài đã không
chối điều đó). Ngài sẽ bị ném đá hay bị đóng đinh thập giá, nghĩa là ngài sẽ bị
xử hình do hội đồng giáo sĩ hay do Philatô? Họ sẽ bắt ngài trong dịp lễ hay sau
đó? Ngài sẽ có dịp giảng dạy trong Đền Thờ trước khi bị bắt không?
Có thể ngài
đã dự kiến một vài chi tiết. Chắc hẵn ngài đã nghi ngờ rằng Giuđa sẽ báo cáo
ngài. Tuy nhiên trong những trường hợp này chúng ta không nên dựa vào những
giải thích do ơn trên soi sáng hay mạc khải tương lai để suy đoán.
Thực ra chính
những dụ ngôn thôi cũng đủ cho chúng ta thấy Đức Giêsu có cái nhìn rất chính
xác về tâm địa của dân chúng và biết họ sẽ làm gì và sẽ nói gì.
Đức Giêsu có
thấy trước sự phục sinh của ngài không ? Một số «dự báo khổ nạn» kết thúc bằng việc «tiên đoán phục sinh» và «sau
ba ngày Con Người sẽ sống lại» (Mc 8:31; 9:31; 10:34; Mc 9:9). Cũng có thể Đức
Giêsu đã nói về phục sinh. «Sau ba ngày»
là lối nói Hêbrơ và Aramích có nghĩa lá «sắp»
hoặc «không lâu nữa». Hầu hết người
Dothái thời bấy giờ tin vào việc người chết sống lại trong ngày tận thế, và
nhất là những người tử đạo chắc chắn sẽ sống lại trong ngày ấy. Đức Giêsu không
thể báo trước ngài sẽ sống lại trước ngày tận thế. Nếu ngài đã báo trước thì
làm gì có ngạc nhiên và nghi ngờ khi ngài sống lại. Nói cách khác, «báo trước» ở đây chỉ có nghĩa là Đức
Giêsu, vì là một ngôn sứ, sẽ sống lại trong ngày tận thế và ngày đó không còn
lâu nữa.
Lối giải
thích này không hẵn đối nghịch với niềm tin và sự quan tâm của Đức Giêsu, nhưng
chắc chắn nó không thích hợp với những gì Đức Giêsu đã cố làm và nói lúc ấy.
Chắc là ngài đồng ý với người Pharisêu về việc phục sinh, trong khi người
Sađuxê thì không tin, như Phúc âm nói (Mc 12:18-27). Tuy nhiên nên lưu ý rằng
ngoài những «dự báo phục sinh» thì
chỉ có một lần Đức Giêsu nói về phục sinh khi ngài trả lời những người Sađuxê
về vấn đề phục sinh. Ngài không hề tự mình nêu vấn đề đó. Nó không nhất thiết
là điều ngài muốn nói với Israel
lúc đó và trong những trường hợp đó. Tại sao phải đề cập đến việc phục sinh khi
dân chúng đau khổ và một tai ương sắp xảy đến, và đang hy vọng «vương quốc» của Thiên Chúa có thể đến
trên thế gian trong vài năm tới? Vì thế chúng ta có thể thắc mắc Đức Giêsu có «dự báo nào về phục sinh» không?
Nói đây không
có nghĩa rằng Đức Giêsu không tin việc phục sinh. Chắc chắn ngài tin điều đó
cũng như nhiều điều khác mà người Dothái thời ngài tin; cũng như các ngôn sứ đã
tin nhiều điều không hẵn cần thiết cho sứ điệp của các ngài cho dân chúng thời
đó. Đối với Đức Giêsu lúc ấy, sự phục sinh, giống như việc nạp thuế cho Xêda
hoặc lễ tế ở Đền Thờ, không là vấn đề.
Hoàn cảnh sau
khi Đức Giêsu chết hoàn toàn đổi khác. Chính lúc đó việc phục sinh lại là vấn
đề chính yếu.
Comments
Post a Comment