03 Chương ba ‒ Dấu hiệu mâu thuẫn
Chương ba
Dấu
hiệu mâu thuẫn
Một
trong những hiện tượng nổi bật nhất của các sách Phúc âm là những mâu thuẫn
không ngừng giữa Đức Giêsu và giáo quyền. Cũng như tất cả mọi người, tôi đã đọc
những giai thoại này trong bao năm nhưng chúng không để lại ấn tượng gì trên
tôi. Cách đây vài năm tôi mới khám phá ra rằng chúng chiếm một phần lớn trong
các sách Phúc âm. Một số tân học giả Kitô và Dothái nghĩ rằng những mâu thuẫn
này đã không xảy ra. Nhưng tôi thấy khó mà nói rằng chúng đã không xảy ra, vì
chúng liên quan đến nhiều sứ điệp của Đức Giêsu trong những cuộc trao đổi nẩy
lửa… Thực vậy, một phần tất yếu của Tin Mừng nằm trong những cuộc trao đổi này
và chúng xảy ra rất sớm khi Đức Giêsu thi hành sứ mệnh.
Đức
Giêsu trình bày sứ mệnh của mình trong dịp ngài cho biết thái độ của ngài đối
với lề luật thế nào. «Tôi đến không phải
để hủy bỏ lề luật, nhưng là để hoàn thành nó. Tôi nói cho anh chị biết, cho đến
khi trời đất qua đi, một dấu phẩy trong lề luật cũng không bỏ đi cho đến khi nó
được thực hiện… Nếu anh chị không sống công chính hơn các kinh sư và những
người Pharisêu thì anh chị không vào được nước trời.»
Rồi
Đức Giêsu tiếp tục tuyên bố rằng sống tốt lành không phải ở chỗ thi hành luật
lệ bên ngoài, nhưng là sống theo tinh thần lề luật. Một người có thể giữ hết
mọi lề luật nhưng có thể không làm một việc gì tốt đẹp. Luật pháp là tiêu cực. Chúng
chỉ cấm bạn không được làm thứ gì. Còn Đức Giêsu thì tích cực. Ngài công bố lề
luật mới, một lề luật xây dựng trên tình yêu. «Nếu khi dâng lễ vật ở đền thờ mà bạn nhớ rằng có xích mích với anh em, thì
hãy để lễ vật ở bàn thờ mà đi làm hoà với anh em trước đã, rồi hãy trở lại mà
dâng lễ vật» (Mt 6).
Thời
Đức Giêsu luật lệ báo thù rất thịnh hành, «mắt
đền mắt và răng đền răng.» Nếu ai làm tổn thương bạn, bạn có quyền trả thù
lại. Nhưng Đức Giêsu dạy ngược lại: «Nhưng
tôi nói cho anh chị nghe, đừng chống lại người gian ác. Trái lại, nếu ai tát
tai anh chị thì hãy đưa má bên kia cho họ tát luôn… Anh chị nghe dạy rằng “Hãy
yêu bạn hữu và ganh ghét kẻ thù”. Nhưng tôi nói với anh chị đây, hãy yêu kẻ thù,
và làm ơn cho người ganh ghét anh chị. Hãy cầu nguyện cho những ai bách hại và
cáo gian anh chị, vì như thế anh chị mới được làm con cái của Cha trên trời. Ngài
dựng nên mặt trời soi sáng kẻ lành người dữ, và ban mưa xuống cho người công
chính cùng kẻ bất công… Hãy nên toàn thiện như Cha của anh chị trên trời là
đấng toàn thiện.»
Trong
một ít lời đó Đức Giêsu cho biết ngài nghĩ thế nào về sự thiện. Toàn thiện như
Thiên Chúa toàn thiện không phải là do tuân giữ luật pháp và giới răn. Thiên
Chúa không tuân giữ luật pháp và giới răn. Sự toàn thiện của Thiên Chúa là ở
tình yêu của ngài. Đó là yếu tính của ngài. Thiên Chúa là tình yêu, và ai thuộc
về Thiên Chúa là có tình yêu. Chúng ta trở nên toàn thiện khi yêu mến Thiên Chúa
và lo lắng cho nhau. Chính vì thế mà trong dụ ngôn về ngày phán xét, Đức Giêsu
không dùng các giới răn để phán xét, nhưng là «Hãy vào đây, những kẻ được Cha tôi chúc phúc, vì khi tôi đói, anh chị
cho tôi ăn; khi tôi khát, anh chị cho tôi uống, v.v…»
Không
phải chỉ có dân chúng thời Đức Giêsu, nhưng dân chúng trong mọi thời, thường
chỉ lo giữ giới răn và giáo luật cũng như các nghi thức của giáo hội. Nếu sống
đạo chỉ là thế thì chúng ta chưa hiểu được việc thờ phượng Thiên Chúa. Thờ
phượng Thiên Chúa là yêu mến Thiên Chúa mỗi ngày một đậm đà hơn, là biểu lộ
tình yêu ấy bằng cách nghĩ đến những đau thương chung quanh chúng ta và dấn
thân giúp đỡ tha nhân và cả đến những người không quen thuộc. Đối với một người
yêu mến Thiên Chúa thì không có ai là xa lạ cả. Đó là yêu mến trọn hảo, là tình
yêu Thiên Chúa, là tình yêu không ranh giới.
Rõ
ràng là một phần lớn của câu chuyện Phúc âm nói về sứ mệnh của Đức Kitô. Những
kinh sư cùng người Pharisêu và Đức Giêsu xung đột nhau vì một bên thì cố chấp
thi hành lề luật từng ly từng tí mà không nghĩ đến những thiệt hại gây nên cho
dân chúng, trong khi Giêsu thì đi tìm những chiên bị thương tích đang lạc đàn
vì tự mãn. «Các kinh sư và người Pharisêu
ngồi trên toà Maisen. Hãy làm những gì họ dạy. Nhưng đừng noi gương họ, bởi vì
họ chỉ nói mà không làm. Họ áp đặt gánh nặng lên đầu lên cổ dân chúng mà không
đưa tay đỡ giùm họ» (Mt 23).
Trái
lại, Đấng Chăn Chiên Lành thì đi tìm các con chiên lạc đàn, gặp rắc rối, bị
thương tích đau đớn, và khi tìm đuợc thì vác chúng lên vai mà đem về nhà bởi vì
ngài yêu thương chúng.
Sự
khác biệt quá là rõ rệt, bởi vì Đức Giêsu nhìn nhận thẩm quyền của các kinh sư
và người Pharisêu. Họ có quyền giáo huấn do Thiên Chúa ban. Đức Giêsu bảo các
môn đệ hãy vâng lời họ. Rồi ngài gọi các kinh sư và người Pharisêu là «những người hướng đạo mù lọc từng con muỗi, nhưng
lại nuốt con lạc đà,» và là «những
người hướng đạo mù dẫn đường cho người mù, cả hai sẽ lăn ù xuống ao»
Khi
Đức Giêsu ám chỉ mình là Người Chăn Chiên Lành, tức là ngài tự đặt mình vào vai
trò đối nghịch với những nhà lãnh đạo tôn giáo và cách thức họ đối xử với dân
chúng. Họ đuổi chiên đi khi khai trừ chúng và đối xử chúng tàn tệ khi chúng
không giữ lề luật. Điều đó cũng đang xảy ra ngay trong thời nay. Người Chăn
Chiên Lành thì đi tìm những con chiên bị khai trừ. Khi ngài tìm thấy chúng đang
lang thang lạc lõng, bị xúc phạm và mang thương tích, ngài đỡ chúng dậy, băng
bó và vác chúng về nhà.
Chủ
đề này triền miên suốt các Phúc âm. Nó được phát triển, cải tiến và làm cho
sáng tỏ cho đến lúc nó trong sáng như phalê. Đó là điều Đức Giêsu cố gắng dạy
dỗ và đó cũng là yếu tính của Tin Mừng. «Tôi
đến để cứu chứ không để xa lánh hay loại bỏ.»
Sự
kiện các môn đệ đi qua cánh đồng lúa nói lên một khía cạnh khác của cùng một sứ
điệp. Đó là ngày Sabát. Các môn đệ đói bụng. Họ bứt hạt lúa mà ăn như ăn đậu
phộng. Những người Pharisêu xem như núp trong đồng lúa nhảy ra mà tố cáo. «Xem các môn đệ của ông kìa! Họ phạm ngày
Sabát.»
Câu
trả lời của Đức Giêsu làm họ chết điếng. «Các
ông không đọc thấy Đavít làm gì khi ông và binh sĩ đói - ông ấy vào nhà của
Chúa lấy bánh thánh đưa cho lính ăn, mặc dù chỉ có các linh mục mới được phép
ăn bánh thánh? Ngày Sabát được lập cho con người chứ không phải con người cho
ngày Sabát. Con Người làm chủ ngày Sabát.»
Cuộc
chạm trán ngắn ngủi này cho thấy ý nghĩa đích thật của lề luật. Bánh thánh biểu
hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa giữa cộng đồng. Bánh thánh của người Dothái
cũng mầu nhiệm như bánh thánh của người Kitô. Nó biểu hiệu phép Thánh thể. Không
người Do thái nào dám sờ đến bánh thánh, cũng như không một người Công giáo nào
dám mở nhà chầu lấy bánh thánh để ăn trưa. Thật là trái tai khi nghe Đức Giêsu
biện hộ cho hành vi của Đavít. Tuy nhiên nó diễn tả tư tưởng của ngài đối với
lề luật. Lề luật chỉ để hướng dẫn và hổ trợ cho con cái của Thiên Chúa. Không
nên biến nó thành một gánh nặng. Nó phải
đáp
lại nhu cầu của con người. «Lề luật được
lập ra cho con người chứ không phải con người cho lề luật, ngày Sabát được lập
ra cho con người chứ không phải con người cho ngày Sabát» (Mc3; Mt 6). Khi
có nhu cầu của con người thì lề luật cũng phải gia giảm. Con cái của Thiên Chúa
là thánh chứ không phải lề luật. Lề luật là để bảo vệ và hổ trợ con cái của
Thiên Chúa. Nếu một luật pháp không làm như thế, thì cần phải tu chỉnh nó hay
có lẻ phải hủy bỏ đi.
Chúng
ta không thể không nghĩ đến những luật đạo và thói quen ngày nay. Có thể chúng
đã có ý nghĩa trong một thời lúc nào đó, nhưng lại là một cản trở cho việc tu
đức trong thời đại chúng ta. Điều này không có nghĩa là phải thay đổi nền luân
lý, nhưng có nhiều luật đạo không liên hệ gì đến luân lý. Chúng chỉ là những
luật lệ tạm thời có thể thay đổi. Dân chúng thường hay bám lấy phong tục và
thói quen mà không muốn thay đổi chúng, dù chúng có thể gây tai hại cho nhiều
người lương thiện. Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo thấy sự tai hại, thì với tư
cách là chủ chiên lành, họ nên thấy cần phải thay đổi. Thật là khó hiểu khi
thấy các ông cố chấp bám lấy những tập quán, mặc dù chúng tạo nên nhiều gương
xấu hơn là xây dựng. Có lẽ các nhà lãnh đạo các tôn giáo nên xét lại các tập
quán không thích hợp với tâm trí và tinh thần của Đức Giêsu. Dân chúng cũng
không còn giữ những tập quán đó nữa, bởi vì họ biết chúng không đúng với điều
Giêsu muốn. Đó là nguồn gốc của sự xung đột giữa Đức Giêsu và các nhà lãnh đạo
tôn giáo thời ngài. Họ tuân giữ những luật lệ đã mất ý nghĩa. Họ chế ra nhiều
luật cấm mới và dọa Chúa phạt nếu dân chúng không tuân giữ. Các vị lãnh đạo tôn
giáo ngày nay cũng làm y hệt những điều Đức Giêsu lên án đối với các kinh sư và
những người Pharisêu. Các vị chỉ cảnh sát đời sống của dân chúng hơn là hướng
dẫn, chỉ bảo, cố vấn, chữa lành và gợi lên lề lối của Giêsu. Đầu óc nhỏ nhen
của các nhà lãnh đạo tôn giáo làm hại cho đức tin của dân chúng nhiều hơn là
những ý kiến không đáng kể của những nhà thần học khả nghi, bởi vì có mấy người
đọc sách vở của các ông? Tôi biết một số ít người bị lung lạc về đức tin do các
nhà thần học, nhưng tôi biết có hàng ngàn người bị lung lạc về đức tin vì đầu
óc nhỏ hẹp bần tiện của những giáo sĩ cố chấp thi hành luật pháp. Họ không muốn
thảo luận để hiểu biết hơn, họ chỉ muốn ra lệnh và trừng phạt. Đấng Chăn Chiên
Lành yêu mến con chiên của mình và tìm chúng mà vác về. Còn những người làm
thuê thì cai quản chiên một cách bủn xỉn và làm cho chúng bỏ chạy. Đức Giêsu
dạy những lý tưởng cao đẹp, nhưng khi con người không đạt đến được thì ngài đối
xử với họ cách nhân hậu. Còn những người chăn chiên khác thì trừng phạt khi
không được vâng lời và họ cũng không mấy quan tâm đến những tai hại gây cho đời
sống và đức tin của dân chúng. Đó là một trọng tội của mọi tôn giáo.
Comments
Post a Comment