Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Tình
hình tôn giáo ở Việt Nam
Linh mục Chân Tín
LTS- Mấy năm về
trước, một vị trưởng lão trong Gia đình An Phong, Lm Chân Tín đã tường trình
với phái đoàn Mỹ về tình hình tôn giáo ở quê nhà. Vì bản tường trình có tính
cách chứng từ nóng của Giáo hội, nên Blog Gia Đình An Phong mạn phép gửi đến bà
con những đoạn đề cập đến giáo hội ở quê nhà, để suy tư.
Chính sách đàn áp tôn
giáo một cách tinh vi
Riêng về tự do
tôn giáo, chính quyền Việt Nam vẫn tuyên bố trong hiến pháp cũng như trong thực
tế, họ luôn luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, bất chấp có những dữ kiện cho
thấy họ vi phạm quyền tự do này một cách rõ ràng và trắng trợn không thể phủ
nhận. Chẳng hạn, những vụ đàn áp các kitô hữu thuộc các dân tộc thiểu số tại
Tây nguyên, tại Sơn La, Hà Giang, vụ giật sập các nhà thờ Tin lành tại Sàigòn
và các các vùng lân cận mới đây...
Tuy nhiên,
chính quyền Cộng Sản Việt
Một thí dụ khác
: một đàng có điều khoản luật tuyên bố cho người dân được tự do truyền đạo, một
đàng lại có điều khoản khác đòi hỏi người truyền đạo phải là linh mục, mục sư.
Mà muốn làm linh mục hay mục sư thì phải được chính quyền cho phép. Và không
phải trường hợp chính đáng nào cũng được chính quyền cho phép, nên do nhu cầu
tự nhiên của Giáo hội mà phải có các linh mục hay mục sư chui (tức là những vị
chịu chức linh mục hay mục sư mà không được Nhà nước cho phép hay công nhận).
Do đó, các linh mục hay mục sư chui, những tín hữu bình thường mà truyền đạo
thì có thể bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, hay giết chết như đã từng có trước đây.
Với thứ luật lệ
tròng tréo nhau như thế, chính quyền có quyền bắt bớ hay bỏ tù các tín đồ với
lý do họ vi phạm pháp luật chứ không phải với lý do sinh hoạt tôn giáo.
Việc tận dụng
tình trạng tròng tréo của luật lệ như vậy để đàn áp tôn giáo chỉ được tùy nghi
áp dụng cho những Giáo hội nào không chịu chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước.
Còn những Giáo hội nào chịu chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước thì
tương đối được tự do hơn. Chẳng hạn, cùng là sinh hoạt tôn giáo tại tư gia,
nhưng nếu là tín đồ thuộc các Giáo hội chấp nhận chịu để Nhà nước kiểm soát,
thì chính quyền địa phương có thể làm ngơ, cho tự do sinh hoạt. Nhưng nếu là
tín đồ của Giáo hội không chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước, thì chính quyền
địa phương có thể gây khó dễ hay thẳng tay đàn áp. Mục đích của chính quyền là
ép buộc các Giáo hội phải chấp nhận để Nhà nước kiểm soát.
Do đó, người ở
bên ngoài nhìn vào thường chỉ thấy được những trường hợp có vẻ như được tự do
mà không thấy được những trường hợp chẳng có tự do chút nào. Nếu cần chứng minh
ở Việt
Chính sách tôn giáo đối
với Giáo hội Công giáo Việt Nam
Riêng đối với
Giáo hội Công giáo, là một Giáo hội có tầm vóc quốc tế và có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, nên chính quyền phải kiêng nể và càng tăng cường những chính sách đàn
áp tinh vi hơn. Mặc dù trên bề mặt họ luôn tỏ ra cho thấy là Giáo hội Công giáo
Việt
Hiện nay, một
trong những sự kiện nổi cộm cho thấy chính quyền can thiệp vào nội bộ của Giáo
hội là chính quyền đòi hỏi việc đào tạo, bổ nhiệm và di chuyển nhân sự trong
Giáo hội đều phải được sự chấp thuận của chính quyền. Do đó, dần dần những
người làm việc trong Giáo hội và cho Giáo hội sẽ chỉ còn là những người thuận
theo chính quyền, sẵn sàng đồng ý với những yêu sách của họ, bất chấp những bất
lợi cho Giáo hội. Những người có bản lĩnh, có tài đức, là những người rất cần
thiết cho bản chất đích thực, cho sự sống còn và phát triển lành mạnh của Giáo
hội, đều bị chính quyền từ chối không chấp nhận vào những chức vụ lãnh đạo
trong Giáo hội. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng về phẩm
chất của Giáo hội, khiến Giáo hội có thể tồn tại nhưng đã bị mất phẩm chất. Và
cuối cùng Giáo hội sẽ dần dà trở thành một công cụ ngoan ngoãn trong tay chính
quyền. Khi đạt đến tình trạng này, chính quyền sẽ để cho Giáo hội được hoàn
toàn tự do, vì lúc đó, dù có tự do, Giáo hội cũng chỉ có khả năng làm theo lệnh
của Đảng và Nhà nước mà thôi.
Đây là một
chính sách rất thâm độc và tinh tế về tôn giáo. Nếu không có sự can thiệp, cản
trở nào thì chính sách này sẽ dần dần đạt đến kết quả của nó. Lúc ấy Giáo hội
Công giáo Việt
Hiện nay, trong
chương trình huấn luyện để trở thành linh mục, các chủng sinh đều bị buộc phải
học triết học Mác-Lênin, một thứ triết lý dành riêng cho các đảng viên cộng
sản, vốn chỉ chiếm khoảng 2% dân số Việt Nam. Đó chẳng phải là ý đồ của Đảng và
Nhà nước muốn các chủng viện đào tạo nên những công cụ cho mình trong hàng ngũ
linh mục tương lai hay sao ?
Việc Nhà nước
lũng đoạn Giáo hội được thể hiện qua sự im lặng lâu dài và khó hiểu, hoặc sự
lên tiếng rất yếu ớt của hàng giáo phẩm và giáo sĩ trong nước trước rất nhiều
trường hợp, mà đúng lý ra theo lương tâm họ phải lên tiếng mạnh mẽ. Chẳng hạn :
– khi Nhà nước
lạm quyền chiếm dụng đất đai và cơ sở của Giáo hội (chảng hạn tại Đan viện
Thiên An - Huế, thánh địa La Vang - Huế, dòng Chúa Cứu Thế - Huế , Nhà chung Hà
Nội, Giáo hoàng Học viện - Đà lạt, v.v...);
– khi chính
quyền áp đặt phải học triết học Mác-Lênin trong chủng viện;
– khi có những
sự kiệc xảy ra trong nước làm thiệt hại trầm trọng cho đất nước, cho dân tộc;
– v.v...
- Điều này cho
thấy tính chất ngôn sứ đã bị yếu đi rất nhiều nơi hàng giáo phẩm và giáo sĩ
Việt
Điều tôi muốn
nói lên trong bài tường trình này không chỉ là những khó khăn hay những điều
bất lợi mà chế độ cộng sản đang gây ra cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong hiện
tại. Tất cả những khó khăn hay bất lợi ấy cũng sẽ qua đi khi mà chế độ cộng sản
này qua đi. Nhưng điều tôi muốn nói đến là một tai hại do chế độ cộng sản này
gây ra trong hiện tại, nhưng tai hại ấy vẫn sẽ còn tồn tại rất nhiều năm sau
khi chế độ này tan biến đi. Đó là chính sách tôn giáo của chế độ đang làm biến
chất Giáo hội Công giáo Việt
Tôi sợ rằng sau
khi chế độ cộng sản này qua đi, Giáo hội Công giáo của tôi không còn là một
Giáo hội đúng nghĩa như nó phải là. Lúc đó, Giáo hội không còn có thể ngẩng mặt
lên để tự hào về tính cách anh hùng của mình, như Giáo hội đã từng có trong quá
khứ với hàng trăm ngàn vị thánh tử đạo. Tôi sợ rằng lúc đó Giáo hội của tôi sẽ
phải cúi mặt xuống vì nhìn thấy trong nội bộ của mình vẫn còn in hằn những dấu
vết gian dối của chế độ nơi chính những con cái của mình. Vì hiện nay và cả sau
này, ít nhiều gì Giáo hội tôi vẫn phải mang trong mình những phần tử đã và đang
được chế độ này cưu mang, đào tạo nên để làm công cụ cho chế độ.
Tôi e sợ rằng
sau khi chế độ này qua đi, sự tai hại mà chế độ đã làm cho dân tộc Việt Nam vẫn
còn tồn tại lâu dài, trong đó Giáo hội tôi – cũng như một số Giáo hội khác –
phải gánh lấy phần nào trách nhiệm vì sự im lặng sợ hãi, không dám lên tiếng
của mình. Sự im lặng không làm gì tích cực không phải luôn luôn là vô tội, mà
có thể mang ít nhiều tính cách đồng loã.
Điều đáng sợ mà
chế độ này đang làm cho Giáo hội tôi là sự biến đổi bản chất của Giáo hội. Một
Giáo hội đáng lẽ phải mang đầy đủ chức năng làm chủ, làm chứng của người kitô
hữu, thì lại cam tâm buông xuôi, phó mặc chế độ làm gì thì làm, và sẵn sàng im
lặng ! Một Giáo hội đáng lẽ phải là men nồng, là muối mặn, để có thể biến cải
xã hội con người tốt đẹp hơn, thì lại mất đi tính nồng của men, tính mặn của
muối. Men bị biến chất, hay muối bị lạt, thì còn ích lợi gì nữa ?
Do đó, điều tôi
mong mỏi và khẩn thiết lên tiếng cầu cứu trước cộng đồng dân Chúa và thế giới,
là hãy làm sao để Giáo hội tôi – cũng như mọi Giáo hội khác – phải được độc
lập, không bị chế độ chi phối, can thiệp vào nội bộ, nhất là trong việc đào
tạo, bổ nhiệm nhân sự của Giáo hội. Việc tước đoạt đất đai hay tài sản của Giáo
hội, việc cấm cách hay gây khó khăn trong sinh hoạt của Giáo hội rồi sẽ qua đi
và có thể lấy lại được tương đối đễ dàng, vì chỉ là những quyền lợi về vật
chất. Nhưng ảnh hưởng của việc chính quyền can thiệp vào nội bộ Giáo hội thì
rất tai hại, và sự tai hại ấy sẽ tồn tại rất lâu dài, khó hồi phục lại. Vì sự
can thiệp ấy có khả năng biến đổi bản chất của Giáo hội và những giá trị tinh
thần thiêng liêng, khiến Giáo hội không còn là Giáo hội đúng nghĩa nữa ! Lúc
đó, dù có tự do, Giáo hội cũng sẽ chẳng thực hiện được sứ mạng của mình nữa.
Chân Tín
Comments
Post a Comment