Linh mục phải biết quản lý bản năng giới tính của mình trong thế quân bình toàn bộ của đời sống
Linh
mục phải biết quản lý bản năng giới tính của mình
trong thế quân bình toàn bộ của đời sống
trong thế quân bình toàn bộ của đời sống
Trước những sự kiện gây tai tiếng liên tục, Giáo Hội mạnh dạn dùng cơ
hội này đề cập đến vấn đề tình cảm và giới tính.
Trong quyển «Hãy yêu rồi bạn muốn
làm gì thì làm!», trong ấy Đức Cha Emmanuel, Phụ tá Tổng Giám mục Lyon (Pháp),
cùng với BS Thérèse Hargot, chuyên gia về giới tính, thẳng thắng không kiêng kỵ
đề cập đến vấn đề giới tính của những tu sĩ tận hiến độc thân.
Emmanuel Gobillard, Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Lyon – Pháp
● Trong sách, Giám mục phân biệt rõ giữa «giới tính» và «quan hệ tình dục»: có thể nào thảo luận về giới tính với những người không có quan hệ tình dục?
Dĩ nhiên là được chứ! Tất cả những nhà tâm lý học và những bác sĩ chuyên khoa giới tính đều đồng ý:
Dĩ nhiên là được chứ! Tất cả những nhà tâm lý học và những bác sĩ chuyên khoa giới tính đều đồng ý:
Giới Tính chạm đến tất cả chiều kích
con người chúng ta: tâm lý, thể xác và cả tâm hồn.
Tôi liên hệ với người khác như một con
người «có giới tính», điều đó xác
định bản chất sâu xa của tôi.
Các linh mục chọn đời sống độc thân, không
phải vì thế mà họ không có ham muốn tình yêu, hay có những lôi cuốn tính dục.
Thật vậy, không phải vì tôi là linh mục
mà tôi không bao giờ bị một phụ nữ thu hút. Như mọi người, tôi có một thể xác, có
tính nhạy cảm, tôi cũng muốn được yêu, tôi cũng có những ước muốn giới tính.
Có một sự khác biệt chủ yếu và rất đẹp
giữa người nam và người nữ, và phải đón nhận một cách tích cực, trước khi phản
ứng, đó là những cảm xúc đến với chúng ta. Điều này có lúc gây bối rối nhưng
phải cân nhắc trước khi phản ứng: ơn gọi của người kia là gì, ơn gọi của tôi là
gì, điều tôi ước muốn trong thâm sâu là gì?
● Nói như thế, có vẻ như đời độc thân dễ
sống! Thật sự có thể nào sống suốt đời không có quan hệ giới tính?
Đời sống độc thân cũng như trong hôn
nhân, là một cuộc đấu tranh, ý thức như thế là một dấu hiệu trưởng thành.
Quan hệ tình dục, sống một cách đúng
đắn mang lại niềm vui cho đôi vợ chồng,
còn trong đời sống một linh mục thiếu
vắng điều ấy, là như một vết thương.
Khi một linh mục nói với tôi sống dễ
dàng trong lĩnh vực này, tôi nghi rằng đây là một hiện tượng thiếu trưởng thành.
Vấn đề kế tiếp là tôi có biến vết
thương ấy thành một sự phản kháng, nếu tôi từ chối nó hay là tôi làm như Thánh
Phê-rô trong Tin Mừng, nhìn nhận vết thương của mình và từ đó tìm ra hoa trái
tuyệt vời.
● Đối diện với một sung năng dục tình hay
một sự cuốn hút giới tính, người linh mục phản ứng ra sao?
Vấn đề đặt ra cho linh mục cũng giống
như những trong cập vợ chồng. Không phải vì đã là vợ chồng là không bị cuốn hút
bởi một người khác, phải thoả mãn mọi sung năng tình dục đối với người phối
ngẫu, không có những lúc tiết dục…
Trước tiên phải biết rằng, như bà Thérèse
Hargot nói, sung năng tình dục không phát xuất từ giới tính.
Tôi phải kết nối quan hệ với người tôi
yêu; đối với người tận hiến là kết nối với Chúa và đối với Giáo Hội, tìm lại: «sự nồng nhiệt của mối tình đầu» (Kh2, 4)
có thể tiếp nhận giới tính của tôi cùng với những dục vọng, để có thể tự do đối
với nó.
Sau đó cố gắng tìm những cách khác để
tự hiến, để yêu và được yêu.
● Có nên đôi khi cắt đứt mọi quan hệ với
kẻ khác để tự bảo vệ mình?
Nhất định không nên như thế!
Chung cuộc của giới tính nằm trong quan
hệ với kẻ khác: bị cuốn hút vì đối tượng khác ta, để bổ sung cho ta, yêu ta và
đón nhận tình yêu của ta.
Sau vấn đề thu mình vào bản thân có thể
có vấn đề thủ dâm: đó là cách tốt nhất để thỏa mãn dục tính nhất thời, nhưng về
trung hạn và dài hạn điều này có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc và buồn chán.
Làm như chủ đích của giới tính bị đảo
ngược hay biến nó thành một sinh hoạt thể lý. Phải thoát ra khỏi cái kén vỏ bọc
chung quanh mình, của sự trong sạch tự khép vào mình… chính bởi thế mới tạo nên
những khó khăn và những tai họa
● Theo Đức cha có chăng những nhóm chia sẻ nào dành cho những linh mục đang trong ngõ cụt?
Thật vậy, một khi có một tình cảm quá
nặng nề đè nặng trên mình, thì nên chia sẻ.
Không có những nhóm có tổ chức như thế
cho những vấn đề này, nhưng theo ý tôi, là những nhóm chia sẻ tốt nhất phải là
những nhóm được thực hiện trước vấn đề được đặt ra.
Bởi vì người nào muốn bỏ đời sống tu
trì vì đang yêu khó cưỡng lại được, sẽ tìm chia sẻ với những người khuyến khích
họ trong chiều hướng của họ.
Ngược lại, nếu họ là thành viên nhóm
Đức Bà, nhóm này đủ vững để lắng nghe vấn đề ấy, hay là trong nhóm đời sống các
linh mục, người ấy chia sẻ với linh mục đồng hành trước khi xảy ra sự việc… thì
người ấy có thể đối diện với vấn đề.
● Đức Cha có lời khuyên gì?
Khi trải qua một giai đoạn biếng nhác (thiếu
nhiệt tình) phải tìm lại mối tình yêu nền tảng đối với Chúa Ki-tô, với Giáo Hội,
bằng cách phục vụ hết tâm trí, hoặc
thay đổi hẳn cách làm việc để tìm lại niềm vui phục vụ.
● Nhưng sứ vụ, lòng quảng đại, và ngay cả
đời sống thiêng liêng có đủ chăng?
Đấy là những yếu tố mang lại thế quân
bình, nhưng không loại trừ những yếu tố khác. Người linh mục phải dành thời
gian trong thời khóa biểu của mình cho những sinh hoạt thật sự giải trí và nếu
có thể các sinh hoạt này có quan hệ với kẻ khác: chơi đá bóng bàn, đi bộ leo
núi, dã ngoại với các bạn…
Riêng tôi là nhạc sĩ. Nên lui tới những
nơi mà mọi người tiếp mình như một người bình thường, và nên như thế.
Một khi mọi người lý tưởng hóa chúng
tôi, và đưa chúng tôi lên bục cao, chúng tôi có nguy cơ tin mình như thế… và
cũng có nguy cơ rơi xuống từ trên cao.
● Khi nào nhận ra có một sự mất quân bình
trong đời sống độc thân?
Những khó khăn trong đời sống độc thân
có thể đưa đẩy vài linh mục tìm những thứ bù trừ giới tính: phim ảnh dâm dục, thủ
dâm…
nhưng cũng như những người quen thói ù
lì độc thân: chăm sóc quá đáng đời sống thoải mái: (giấc ngủ, ăn uống, rượu),
và lao vào những giải trí cá biệt, như
tivi.
Thành công trong mục vụ cũng có thể là
một thứ bù trừ, trong các mạng xã hội, với nguy cơ vị kỷ.
Có người vùi đầu vào một ngành nào đó
trong mục vụ ví dụ như phụng vụ - phụng vụ vốn là một lĩnh vực tuyệt vời –
nhưng trở thành một ám ảnh cho những người này.
● Ngày nay Giáo Hội chuẩn bị các chủng sinh như thế nào cho đời sống độc thân?
Vấn đề đời sống tình cảm và giới tính
được đưa vào dần dần tâm điểm các chủng viện.
Một chương trình huấn luyện mới, không
chỉ chú trọng vào lãnh vực tri thức mà bao gồm con người toàn diện, sẽ được
thực hiện trong tầm hai hay ba năm sắp tới.
Các bề trên chủng viện không chờ đến
chương trình huấn luyện ấy, đã bắt đầu mời các chuyên gia về các vấn đề liên hệ.
Riêng phần tôi, mỗi khi có dịp tiếp xúc
với các chủng sinh, hay những linh mục trẻ, tôi đề cập thẳng đến những vấn đề
giới tính. Tôi dùng cách nói thực tế để họ có thể tận hiến đời họ tốt hơn, và
hoàn toàn tự do trong sự chọn lựa của họ.
● Gần đây trường hợp của cha Gréa, đã làm cho giáo Hội lúng túng. Bỏ dòng ra cưới vợ, ông nêu lên «sự bần cùng về tình cảm và giới tính của nhiều linh mục ». Đức Cha trả lời ra sao?
Tôi từng biết các linh mục bị khó khăn
như thế, nhưng tôi cũng biết nhiều linh mục khác sống rất tốt đời sống độc thân
của họ. Đa số có thể nói sống rất tốt. Hãy cẩn thận không nên nói chung chung. Trên
nước Pháp có 47% cập vợ chồng ly dị và từ 3 đến 4% linh mục bỏ dòng. Đại đa số
đâu có nguy cơ đỗ vỡ muốn cưới vợ hay có đời sống tình dục ẩn dấu?
● Như thế theo Đức Cha, cho phép linh mục cưới vợ không phải là giải pháp cho sự khan hiếm ơn gọi?
Phải biết rằng cái khủng hoảng ơn gọi
trầm trọng này cũng thấy trong những Ki-tô hữu có thể lập gia đình: trong Giáo
Hội Công Giáo Đông Phương, trong thế giới Tin lành… Lúc tôi còn ở Puy-en -
Velay, không có Mục sư, trong lúc cộng đồng Tin lành vùng ấy rất cần. Ngày nay,
Giáo Hội La-tinh, toàn thế giới cần nhiều ơn gọi. Lòng ao ước chọn đời sống độc
thân đặc biệt chạm đến giới trẻ.
Bài
do phóng viên Marguerite de Baudouin ghi chép.
LH
Ngân dịch từ nguyệt san Công Giáo Croire ngày 09/06/2018
Comments
Post a Comment